Hình thức vận tải thủy nội địa hiện nay

25.10.2022

Trong thời gian gần đây, chúng ta có thể nghe tới nhiều về xu hướng phát triển vận tải thủy nội địa từ chính phủ.

Vậy cụ thể vận tải thủy nội địa là gì và tại sao cần phát triển nó.

Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Vận tải thủy nội địa là gì?

Vận tải thủy nội địa về cơ bản cũng là hình thức vận tải theo hình thức đường thủy thông thường. Tuy nhiên, hoạt động vận tải hàng hóa này được giới hạn trong hệ thống “đường nước” trong giới hạn của một Quốc gia ví dụ: hệ thống kênh rạch, sông ngòi, sông, biển, …

Hàng hóa sẽ được trung chuyển từ tỉnh thành này qua tỉnh thành khác thông qua hệ thống kết nối hàng hóa từ các cảng, ga, bến tàu, … Hình thức này sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với vận chuyển bằng đường bộ để đảm bảo có thể kết nối rộng khắp tới toàn bộ các tỉnh thành (bởi có nhiều địa phương sẽ không sở hữu vị trí địa lý tiếp giáp với đường biển, sông phù hợp hoặc cần kết nối hàng đi điểm phân phối nhanh).

Do bị giới hạn ở những hệ thống “đường nước” nội địa, nên chủ yếu các phương tiện vận tải thủy nội địa đều có tải trọng ở mức đỏ nhỏ và trung bình, hàng hóa vận chuyển ít cồng kềnh.

2. Thực trạng phát triển vận tải thủy nội địa hiện nay?

Có thể nói, dù nước ta sở hữu đường biển dài, kéo dọc theo dải hình chữ S, cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt tuy nhiên vận tải thủy nội địa của Việt Nam chưa phát triển tương xưng với tiềm năng đáng có.

Vận tải thủy nội địa miền Bắc và miền Nam có sự phát triển chênh lệch với nhau khá nhiều. Việc phát triển hình thức vận tải thủy nội địa cũng gặp khó khăn do việc đầu tư, phát triển các cang thủy ở tuyến sông, đê gặp khó do sự phức tạp từ các chính sách, pháp luật về đê điều, …

Thống kê cho thấy cho tới hết năm 2021, Việt Nam đang có khoảng gần 300 cảng, 6.900 bến thủy nội địa trong đó lượng được cấp phép hoạt động là 5.450 bến, có 2.526 bến sông ngang, trong đó lượng cấp phép khoảng 85%.

Phương tiện vận tải thủy nội địa trong nước hiện có khoảng 235.000 phương tiện với tổng tải trọng lên ới 19.6 triệu tấn.

Việc bùng phát dịch Covid, là một điều kiện bên ngoài ngẫu nhiên khiến cho vận tải thủy nội địa phát triển. Thật vậy, chỉ trong 2 năm, vận tải thủy nội địa dần vươn lên và chiếm tới 20% về vận chuyển hàng hóa của toàn ngành giao thông.

Sản lượng thông qua hình thức này đạt 237 triệu tấn tăng gần 3%.

Dù có những bước đi “thần tốc” nhờ ngoại cảnh, nhưng chúng ta vẫn còn thấy được những hạn chế. 

- Tỷ lệ đảm nhiệm của vận tải đường thủy nội địa tại các cảng biển vẫn còn rất ít (trong khi đó 70% lượng hàng hóa thông qua các cảng biển được lưu thông tại đây). 

- Các tuyến vận tải tồn tải nhiều điễm nghẽn và có các cầu tĩnh không thấp (kho di chuyển tàu qua)

- Cự lý vận chuyển vận tải thủy nội địa ngắn hơn so với đường bộ, kết nối vận tải thủy nội địa với các phương thức vận tải khác chưa thuận lợi.

- Trang thiết bị của các cảng bến thủy nội địa ở nước ta còn rất hạn chế, trình độ công nghệ thấp

- Số lượng bến thủy nội địa nhiều nhưng tổ chức lại thiếu tính liên kết, quy mô nhỏ, làm mang tính tự phát vừa gây khó khăn cho việc quản lý lại gây ra những tác động xấu tới môi trường.

- Các phương tiện chủ yếu là các phương tiện nhỏ, công suất thấp, hoạt động trong tuyến ngắn, thiếu nhiều các phương tiện chở hang container (đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa lớn cho cảng biển).

Đọc thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức vận tải thủy nội địa cũng như thực trạng phát triển phương thức vận tải hàng hóa này trong thời gian gần đây.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS