Hành lang xanh (Green Lance) là khái niệm dành riêng cho làn hàng hóa được hưởng chính sách ưu đãi CEPT tại cửa khẩu.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Hành lang xanh (Green Lance) là gì qua bài viết sau.
Nhiều bộ phận nhân viên giao nhận làm hàng hóa xuất nhập khẩu đã từng nghe thấy các khái niệm dạng như: hàng lang xanh, tuyến xanh, làn đường xanh, vành đai xanh hay là luồng xanh.
Tất cả những cách gọi đó đều ám chỉ chung cho thuật ngữ tiếng Anh duy nhất đó là Green Lance.
Khái niệm này được hiểu để mô tả cho làn/luồng dành riêng cho những hàng hóa được hưởng ưu đãi từ Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi (CEPT) tại các điểm hải quan cửa khẩu.
* Điểm qua một chút về hiệp định CEPT: đây là hiệp định được đề ra nhằm tiến tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Theo đó các Quốc gia tham gia hiệp định sẽ đưa ra các danh mục mặt hàng giảm thuế, mặt hàng được loại trừ hoàn toàn, loại trừ tạm thời và tiến tới là giảm thuế hầu hết các mặt hàng xuống chỉ còn khoảng 0 -> 5% trong lộ trình khoảng 15 năm (hiệp định này được thông qua vào tháng 01/1992).
Quay trở lại với làn xanh.
Những hàng hóa đủ điều kiện và đi qua Hàng lang xanh sẽ được ưu tiên xử lý với thời gian thông quan nhanh hơn, các thủ tục đơn giản hơn.
Ở Việt Nam, những hàng hóa ASEAN qua Hàng lang xanh được tính theo biểu thuế nhập khẩu căn cứ theo giá trị chủ hàng khai báo chứ không áp dụng theo bảng giá tối thiểu trước đây. Điều này giúp cho các thủ tục được giải quyết nhanh hơn, không ách tắc.
Dù được thông qua từ đầu năm 1992, tuy nhiên thực tế, Hàng lang xanh mới chính thức được đưa vào áp dụng tại các nước ASEAN khoảng 4 năm sau đó.
Việc đưa Hàng lang xanh vào giúp cho hàng hóa được luân chuyển thuận lợi, nhanh chóng và kích thích giao thương quốc tế mạnh mẽ hơn nhiều nếu so với trước kia.
Hành lang xanh khẳng định rằng:
* Hàng hóa đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi CEPT với nước nhập khẩu
Những hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT với nước nhập khẩu thì doanh nghiệp cần cần đến Cơ quan có thẩm quyền để xin giấy chứng nhận xuất xứ - mẫu D (dành riêng cho các hàng hóa được hưởng ưu đãi theo hiệp định CEPT).
Ở Việt Nam, đơn vị cung cấp giấy chứng nhận này là Bộ thương mại và các cơ quan được Bộ thương mại ủy quyền đặt tại các khu chế xuất, khu công nghiệp lớn trên cả nước. Phòng cấp giấy phép xuất xứ của Bộ thương mại được đặt tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ.
Một lưu ý quan trọng để hàng hóa có đủ điều kiện để cấp chứng nhận xuất xứ (mẫu D) đó là hàng hóa sản xuất cần đảm bảo có ít nhất 40% hàm lượng (ingredient) ASEAN.
* Hàng hóa do doanh nghiệp nhập khẩu từ một Quốc gia ASEAN có đủ điều kiện hưởng thuế suất CEPT với hải quan
Đối với việc doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ một Quốc gia trong ASEAN và mặt hàng đó được hưởng chính sách ưu đãi về thuế suất CEPT thì để chứng mình điều đó, doanh nghiệp cần yêu cầu đơn vị xuất khẩu cấp Giấy chứng nhận xuất xử (mẫu D) đủ điều kiện do Cơ quan thẩm quyền của Quốc gia sản xuất cấp để trình chứng từ này với đơn vị hải quan thông quan.
* Cơ quản có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các hàng hóa từ các nước ASEAN được chỉ định cụ thể như sau:
- Hàng hóa tại Thái Lan là Bộ Thương mại;
- Hàng hóa tại Singapore là Cục Phát triển Thương mại;
- Hàng hóa tại Indonesia là Bộ Thương mại và Công nghiệp;
- Hàng hóa tại Philippines là Bộ Tài chính;
- Hàng hóa tại Malaysia là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp;
- Hàng hóa tại Myanmar là Bộ Thương mại;
- Hàng hóa tại Brunei là Bộ Công nghiệp và Tài nguyên;
- Hàng hóa tại Cam-pu-chia là Bộ Thương mại;
- Hàng hóa tại Lào là Bộ Thương mại.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm phần nào về khái niệm đặc thù Hành lang xanh (Green Lance) là gì cũng như ý nghĩa của nó đối với việc phân loại hàng hóa hưởng thuế xuất ưu đãi của Quốc gia.