Hiện tại các hãng hàng không lớn trong khu vực như Thai Airways, Malaysia Airlines hay Phillipine Airlines đều đang trong quá trình tái cấu trúc, thu hẹp quy mô hoạt động, đây được coi là cơ hội lớn cho ngành hàng không Việt Nam dẫn đầu trong khu vực.
Với những ảnh hướng từ đại dịch covid 19 đến các nước trên thế giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á, chuỗi cung ứng hàng hoá cũng chịu tác động không nhỏ đến phương thức vận hành, quy mô hoạt động.
Theo thông tin từ những đơn vị xếp hạng tín dụng lớn trên thế giới bao gồm: Moody’s , S&P, Fitch nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia trên thế giới vẫn duy trì đà tăng trưởng dương (2,9%) và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng 6,7 – 7% trong năm 2021 – 2022.
Cùng với đó, đây được xem là cơ hội cho các hãng hàng không Việt Nam nâng cao vai trò, góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như dẫn đầu trong khu vực, tận dụng lợi thế để trở thành hãng hàng không hàng đầu trong khu vực..
Hiện tại, các hãng hàng không cũng chịu những ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19 đặc biệt trong hoạt động khai thác quốc tế khi chiếm đến 60% năng lực khai thác và chuyển dịch sang khai thác nội địa (Vốn cũng đã giảm về lượng cầu), dẫn đến tình trạng dư thừa tải cung ứng, nguồn lực tàu bay của các hãng hàng không trong nước khoảng 40% số tàu theo số giờ khai thác.
Theo dự báo của IATA (Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế), sự phục hồi thị trường hàng không sẽ bắt đầu từ năm 2023 – 2024, nhưng tốc độ hồi phục sẽ diễn ra khác nhau, tuỳ thuộc vào tốc độ phổ cập tiêm chủng của các quốc gia. Hiện tại, ,tốc độ tiêm chủng của các quốc gia Đông Nam Á, ngoài trừ Singapore, đang khá thấp với các quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều biến chủng mới cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của các hãng hàng không Việt Nam kéo dài 2 – 3 năm tới.
(nguồn: tienphong.vn)