Dịch vụ fulfillment là gì và diễn ra như thế nào

27.09.2021

Nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử, các dịch vụ Fullfillment được tạo đòn bẩy và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây.

Dịch vụ này ra đời giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa việc kinh doanh theo hướng nhanh chóng và hoàn thiện hơn.

Cùng ALS tìm hiểu sâu hơn về Fullfillment là gì và các hoạt động trong dịch vụ này diễn ra như thế nào thông qua bài viết dưới đây.

1. Dịch vụ Fullfillment là gì?

Một dịch vụ được coi là Fullfillment khi nó đáp ứng được bao trùm cả quá trình từ lúc hàng hóa được nhập kho cho đến khi giao đến tận tay người mua hàng cuối cùng. Các hoạt động này bao gồm:

- Nhập và lưu kho hàng hóa

- Tiếp nhận, xử lý đơn hàng

- Lấy hàng từ kho để đóng gói, phân tách theo các tuyến

- Vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận

Có thể nói, dịch vụ Fullfillment giúp cho người bán hàng trở nên “thảnh thơi” hơn. Các nhà kinh doanh chỉ cần việc tập trung vào việc tối ưu sản phẩm, truyền thông & marketing. Tất cả các công việc khác liên quan đến xử lý đơn, quản lý kho vận và giao nhận sẽ đơn vị cung cấp dịch vụ Fullfillment đảm nhận.

Chính vì những sự tiện lợi trên, cho nên, Fullfillment còn được gọi thuần túy là dịch vụ hoàn tất đơn hàng hay dịch vụ phân phối, dịch vụ hậu cần kho vận, thương mại điện tử.

2. Những đối tượng sử dụng dịch vụ Fullfillment?

Ở định nghĩa “Fullfillment là gì” nói trên, ta đã hiểu rõ hơn về bản chất của dịch vụ này. Những đối tượng sử dụng các dịch vụ Fullfillment sẽ tập trung vào các cá nhân/doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong thị trường thương mại điện tử nói riêng và trên nền tảng Internet nói chung. Tùy theo nhu cầu và quy mô của từng đơn vị, chúng ta có thể sử dụng các hình thức Fullfillment khác nhau như:

- Self-fulfillment: dịch nôm na là tự thực hiện quá trình hoàn thiện đơn hàng. Với hình thức này, các cá nhân/tổ chức sẽ sở hữu hệ thống kho bãi lưu trữ hàng hóa riêng, có đội ngũ nhân sự tự xử lý, điều phối đơn hàng, thực hiện các công tác vận chuyển (hoặc có thể hợp tác với một đơn vị thứ ba để xử lý quá trình giao nhận). 

- Dropship: đây cũng là hình thức bán hàng đang dần trở nên phổ biến khi dịch vụ Fullfillment phát triển. Ở đây, người kinh doanh (hầu hết là cá nhân) chỉ tập trung trong việc Marketing, giới thiệu sản phẩm, chốt đơn hàng, tất cả các công đoạn khác liên quan đến việc quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng và vận chuyển sẽ một đối tác cung cấp dịch vụ thực hiện.

- Outsourced Fulfillment: Với hình thức này toàn bộ các khâu từ phân phối, xử lý đơn, quản lý sản phẩm, kho bãi, công nợ, … để thực hiện công tác kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp sẽ được công ty fulfillment thực hiện. Đây được xem như là giải pháp tối ưu đối với công ty vừa và nhỏ, tiết kiệm được chi phí kho bãi, vận chuyển, cho phép tập trung tối đa thời gian vào hoạt động kinh doanh trên thị trường.

3. Các khâu thực hiện trong dịch vụ Fullfillment là gì?

Ở đây, chúng ta sẽ mô tả một quy trình chung về hoạt động dịch vụ fulfillment (từ lúc hàng nhập kho cho tới khi giao đến tay người mua cuối cùng). Quy trình được thực hiện theo tuần tự các bước:

- Bước 1: Tiếp nhận hàng từ đơn vị kinh doanh

Đơn vị cung cấp dịch vụ Fullfillment sẽ tới nơi người bán kinh doanh để lấy hàng và lưu lại kho phân phối chung.

- Bước 2: Quản lý hàng hóa trong kho

Hàng hóa sau khi được tiếp nhận sẽ được sắp xếp trong những khu vực phù hợp (loại hàng, khu vực lưu trữ). Quá trình hàng hóa ra vào được cập nhật chi tiết thông qua hệ thống báo cáo (tự động/thủ công) để kiểm soát việc xuất – nhập sản phẩm chi tiết.

- Bước 3: Tiếp nhận và xử lý đơn hàng

Khi phát sinh các đơn hàng cần xử lý từ trung tâm Fullfillment, bộ phận kho sẽ tiến hành truy xuất, khai thác các sản phẩm, chuyến tới bộ phận đóng gói, phân chia các tuyến gửi hàng để chờ vận chuyển đến tay người nhận.

- Bước 4: Vận chuyển hàng hóa

Hàng hóa sau khi được xử lý sẽ được giao hàng đến từng địa chỉ người nhận chi tiết. Ngoài ra, công ty cung cấp dịch vụ Fullfillment có thể hỗ trợ thu tiền đơn hàng nếu có yêu cầu từ đơn vị kinh doanh.

- Bước 5: Thực hiện công tác đối soát, báo cáo, quá trình sau bán

Nếu các đơn hàng được thực hiện thành công, công ty Fulllfillment sẽ cập nhật và gửi báo cáo, đối soát, thực hiện công tác hạch toán, chuyển tiền thu được cho cá nhân/tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý đơn hàng, có thể xảy ra các vấn đề như: đôi trả, bồi thường, bảo hiểm, …

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ Fullfillment là gì cũng như các hoạt động cụ thể khi thực hiện loại hình dịch vụ này thực tế.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS