Doanh nghiệp số là gì?

24.10.2023

Doanh nghiệp số từ lâu không chỉ là một xu hướng mà trở thành một trạng thái tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong thời đại mà công nghệ số và internet thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống và doanh nghiệp, việc hiểu và thích nghi với mô hình này đã trở thành một bài toán đặt ra cho các tổ chức và doanh nhân. Vậy doanh nghiệp số là gì? Cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

1. Doanh nghiệp số là gì? 

Doanh nghiệp số (Digital Enterprise) là một loại doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa trên công nghệ số, Internet và các nền tảng số hóa. Có nghĩa là doanh nghiệp này sẽ sử dụng công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng di động, sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, tiếp thị trực tuyến, và tương tác với khách hàng thông qua các kênh trực tuyến.

Doanh nghiệp số thường phải thích nghi nhanh với sự thay đổi của công nghệ và thị trường để cạnh tranh hiệu quả và duy trì sự cạnh tranh. Việc quản lý và bảo vệ dữ liệu của khách hàng cũng là một phần quan trọng trong mô hình doanh nghiệp số.

Mô hình Doanh nghiệp Số là mô hình kinh doanh theo xu hướng mới, theo đó Doanh nghiệp ứng dụng Khoa học, công nghê, Kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, lợi thế cạnh tranh và tối ưu lợi ích cho khách hàng.

Khoa học công nghệ Kỹ thuật số được ứng dụng trong các lĩnh vực như Quản trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ, cung ứng, chăm sóc khách hàng…

2. Vai trò của doanh nghiệp số

Trong một thế giới ngày càng kết nối và đầy sự phát triển công nghệ, doanh nghiệp số đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như sau: 

  • Bằng cách ứng dụng công nghệ số, doanh nghiệp số có khả năng tối ưu hóa quy trình kinh doanh, giúp tăng hiệu quả làm việc và tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
  • Doanh nghiệp số tạo ra sự linh hoạt và tương tác cao, tận dụng các tiềm năng của công nghệ số để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đáp ứng nhu cầu và tạo ra trải nghiệm độc đáo.
  • Chức năng quan trọng của doanh nghiệp số là tạo ra những thay đổi tiến bộ trong bối cảnh thế giới đang biến đổi nhanh chóng. Các doanh nghiệp số giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống và chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và thúc đẩy sự phát triển.
  • Quản lý bằng công nghệ số tối ưu và thuận tiện hơn rất nhiều so với quy trình quản lý truyền thống. Các nền tảng số hỗ trợ trong việc quản lý, giúp giảm khó khăn và tối ưu hóa quản lý.
  • Đặc biệt, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp số thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ đó giúp nền kinh tế phát triển và loại bỏ các tổ chức yếu kém, tạo ra môi trường cạnh tranh sáng tạo.

3. Đặc điểm của doanh nghiệp số 

3.1. Sử dụng công nghệ số

Sử dụng công nghệ số là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp số. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm và các giải pháp kỹ thuật số khác để cải thiện hoạt động kinh doanh và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.

Một trong những ví dụ phổ biến về cách doanh nghiệp số sử dụng công nghệ số là sử dụng phần mềm quản lý tài chính và tổ chức. Thay vì sử dụng hệ thống ghi sổ và quản lý truyền thống, doanh nghiệp số sử dụng phần mềm kế toán và tài chính để quản lý tài chính của họ một cách hiệu quả hơn. Từ đó tiết kiệm được thời gian và giảm thiểu sai sót.

Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ số còn bao gồm việc phát triển và triển khai ứng dụng di động để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng thông qua thiết bị di động. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cũng là một phần quan trọng trong việc sử dụng công nghệ số. Doanh nghiệp số sử dụng CRM để theo dõi và quản lý thông tin về khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ cá nhân hóa và tối ưu hóa tương tác với khách hàng.

3.2. Đặt khách hàng làm trung tâm

Đối với các doanh nghiệp số, khách hàng luôn là trung tâm trong mọi hoạt động. 

  • Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Doanh nghiệp số đặt khách hàng ở trung tâm của mọi quyết định và chiến lược kinh doanh. Họ sử dụng công nghệ để thu thập dữ liệu về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Thông qua phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng và giúp họ tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn.
  • Tạo trải nghiệm khách hàng xuất sắc: Doanh nghiệp số cung cấp trải nghiệm khách hàng đặc biệt thông qua các nền tảng số hóa. Từ việc phát triển ứng dụng di động dễ sử dụng đến cách tương tác trực tuyến thông qua trang web và mạng xã hội, họ cố gắng đảm bảo mọi điểm tiếp xúc với khách hàng đều thoải mái và thuận tiện.
  • Tương tác và hỗ trợ trực tuyến: Cung cấp các kênh tương tác trực tuyến như chatbot, hỗ trợ qua email, và trò chuyện trực tuyến để giúp khách hàng giải quyết vấn đề và đưa ra câu hỏi.
  • Phản hồi và cải thiện liên tục: Tập trung vào khách hàng cũng đồng nghĩa với việc lắng nghe ý kiến phản hồi của họ và sử dụng thông tin này để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp số luôn luôn tối ưu hóa dựa trên phản hồi của khách hàng, điều này giúp họ duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3.3. Quy trình được tối ưu hoá 

Tối ưu hóa quy trình là một trọng điểm quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp số. Nó đòi hỏi sự tận dụng thông minh của công nghệ số để cải thiện hiệu quả và hiệu suất của mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp số sử dụng tự động hóa để loại bỏ các công việc lặp đi lặp lại và giảm thiểu sai sót. 

Bên cạnh đó, tối ưu hóa quy trình trong doanh nghiệp số liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp số có khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa quản lý tồn kho. Đảm bảo rằng sản phẩm luôn sẵn sàng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng.

Ngoài việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý tài chính, doanh nghiệp số cũng tối ưu hóa quy trình tiếp thị và bán hàng. Họ sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo ra chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn, tối ưu hóa quá trình tiếp thị và theo dõi hiệu suất. Kết quả là, họ có thể tương tác hiệu quả hơn với khách hàng và cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách linh hoạt và cá nhân hóa.

4. Xây dựng mô hình doanh nghiệp số  và ứng dụng công nghệ số cho bạn

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật số, công nghệ ngày càng tác động sâu, rộng đến mọi mặt của nền kinh tế, chinh trị, xã hội. Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo ( AI), Internet vạn vật ( IoT), Fintech, Chuỗi khối ( Blockchain), Hợp đồng thông minh ( Smart Contract), In 3D, Công nghệ sinh học, Năng lượng tái tạo, Thực tế ảo ( AR/VR), … đã làm thay đổi hoàn toán cách thức tạo ra sản phẩm, hàng hóa; thay đổi cách thức kết nối giữa con người với nhau và với vạn vật; thay đổi cách giao tiếp và cách thức hưởng thụ của chúng ta…

Ứng dụng công nghệ số:

Các công nghệ số này có thể bao gồm:

  • Máy móc tự động hóa: Sử dụng các robot và máy móc tự động hóa để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân công.
  • Trí tuệ nhân tạo: Áp dụng trí tuệ nhân tạo để giúp máy móc và phần mềm hoạt động thông minh hơn và giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Internet of Things (IoT): Sử dụng IoT để kết nối các thiết bị và máy móc, thu thập dữ liệu và tự động điều khiển các hệ thống.
  • Phần mềm đám mây (cloud computing): Sử dụng các dịch vụ đám mây để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cài đặt phần mềm và phần cứng.
  • Blockchain: Sử dụng blockchain để tăng cường tín h an toàn và bảo mật cho các giao dịch và dữ liệu

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng doanh nghiệp số có vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ được doanh nghiệp số là gì cũng như các đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp số. 

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS