Đánh thức tiềm năng phát triển thị trường chuỗi hệ thống logistic ngành hàng không

05.09.2022

Những năm gần đây, tình trạng quá tải chuỗi logistics ngành hàng không của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đang ở mức nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi ngành hàng không phải có chiến lược phát triển kinh tế và tổ chức lại mạng lưới để kết nối ngành logistics hàng không với ngành đường bộ, đường sắt, đường biển cũng như nâng cao và đầu tư cơ sở hạ tầng bến bãi  giao thông để bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế.

Thổi “luồng gió mới”

Để phát triển hiệu quả chuỗi logistic hàng không tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và lĩnh vực hàng không Việt Nam nói chung, trong thời gian sắp tới, ngành hàng không cần tiếp tục triển khai quyết liệt Quyết định định số 336/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phát triển toàn diện hệ thống sân bay quốc tế, cảng hàng không đến năm 2030, tầm nhìn chiến lược 2050. Thành phố Hồ Chí Minh với vị thế là ngành hàng không đầu tàu của cả nước có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển logistics hàng không, cần tiếp tục rà soát, đánh giá và kiểm, tra mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải kết nối, xây dựng các mô hình, phương thức kết nối vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt với các cảng biển, cảng hàng không.

Một số giải pháp cụ thể phát triển logistics hàng không như cần nhanh chóng quy hoạch và triển khai mở rộng giao thông hạ tầng quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để có thể giải quyết tốt các vấn đề về ùn tắc giao thông, đảm bảo Cảng hàng không Tân Sơn Nhất được kết nối với dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng, đường bộ nhằm mục tiêu phát triển toàn diện hệ thống kho vận tại các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài, đáp ứng nhu cầu của hệ thống dây chuyền logistics.

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối các cửa ngõ, cảng biển với ngành logistic hàng không để triển khai các giải pháp kết nối giao thông vận tải. Quy hoạch các cảng hàng không để góp phần cơ cấu lại thị phần ngành vận tải logistics hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng hàng không đến các trung tâm phân phối, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước cần phải bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật phù hợp có liên quan đến hoạt động vận tải hàng không và các hoạt động liên liên quan đến dịch vụ Logistic vận tải hàng hóa hàng không.

Không những thế, ngành hàng không cần tiếp tục cải cách quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động giao nhận cũng như hồ sơ thủ tục liên quan đến hải quan nhằm, đảo bảo việc vận chuyển hàng hóa sản phẩm được diễn ra thuận lợi và tối ưu. Cần hoàn thiện trong cô công tác đảm bảo an toàn, an ninh đối với hàng hóa vận chuyển trên máy bay cũng như các nhà ga hàng hóa dựa trên cơ sơt phát triển thông tin, giám sát và quản lý không lưu. Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư, hoàn thiện các phát triển các trung tâm chuyên dụng về lĩnh vực logistic hàng không tại cảng có tiềm năng phát triển và tăng trưởng trong thời gian sắp tới, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Nâng tầm cỡ khu vực

Để đảm bảo thực hiện các yêu cầu trên, ngành hàng không phải thực hiện đồng bộ để có thể đảm bảo kết nối được giao thông đường bộ thuận tiện di chuyển đến các cảng hàng không. Đặc biệt quan tâm và đầu tư tới các trung tâm logistics, sớm hoàn thiện và quy hoạch nhà ga hàng hóa tại các cảng hàng không. Đồng thời sớm ban hành các cơ chế cũng như các chính sách ưu đãi hấp dẫn để phát huy và sử dụng hiệu quả, tối ưu trong phát triển logistics hàng không tại một số cảng chưa cao.

Cần phát triển mạnh mạng lưới  đường bay quốc tế theo mô hình “trục -nan” kết hợp với mô hình “điểm-điểm” theo nhu cầu cung ứng của thị trường với tần suất cao, dịch vụ trung chuyển tại trung tâm là Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tối ưu đối với các luồng vận chuyển quốc tế đến và đi.

Các hãng bay phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đích  đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, sản phẩm, trong ngành logistics hàng không. các chương trình đào tạo cần phải chuyên sâu, cung cấp được kiến thức hữu ích về logistics hàng không như: vận chuyển, marketing, giao nhận, bảo hiểm,... các kỹ năng bán hàng, chăm sóc, đàm phán, các quy trình thủ tục, quan hệ khách hàng, thủ tục hải quan,...

Việc đầu tư xây dựng cơ chế chính sách để tư nhân trực tiếp tham gia đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics hàng không giúp cho các doanh nghiệp hàng không nâng cao năng lực, tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi đầu tư nước ngoài và tư nhân tham gia. Nhanh chóng xây dựng trung tâm Logistic hàng không mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Đồng thời. chuyển đổi số dựa trên việc triển khai những thay đổi về kỹ thuật, công nghệ và con người  để tác cấu trúc lại cách thức vận hành và hoạt động, từ đó tạo ra những giá trị và cơ hội mới cho các doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tối ưu hóa các hoạt động  ngành hàng không.

Ngoài ra, cần khai thác và vận hành cũng như quản lý chuỗi logistics hàng không. Với những ứng dụng công nghệ số về tự động hóa trong vận hành , các doanh nghiệp ngày càng phát triển và tối ưu quá trình đáp ứng các yêu cầu về mức độ chính xác thời gian thực hiện được rút ngắn, an toàn mang lại nhiều hiệu quả. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông minh, sử dụng năng lượng mặt trời, thiết bị chất tái sử dụng  trong xây dựng hệ thống logistic tích hàng khôm canh. Hàng hóa, sản phẩm vận chuyển bằng đường hàng không thường là hàng hóa mang giá trị cao, nhạy cảm với điều kiện thời tiết có nhiệt độ ẩm. 

Đối với các cảng hàng không, doanh nghiệp chuối logistics cần gia tăng hiệu quả kinh tế cho dịch vụ logistics. Điều này phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ về việc đẩy mạnh các giải pháp giảm chi phí, kết nối hệ thống giao thông hạ tầng, nâng cao năng lực khai thác các bãi, cảng là những vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết. Ứng dụng các phương tiện tự động không cần người lái, sử dụng các cảm biến thông minh để phát hiện các trường hợp bất thường. Sử dụng phần mềm điện tử đẻ giao nhận hàng hóa, điều tiết và sắp xếp sản phẩm, bên cạnh đó, cần phải xây dựng quy trình vận tải chuyên dụng nhằm hiện đại và tối ưu hóa ngành logistics hàng không.

Trong thời gian tới, cần nhanh chóng, khẩn trương quy hoạch mở rộng giao thông quanh khu vực cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Các cơ quan nhà nước cần phải bổ sung và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan. Bên cạnh đó, cần đầu tư xây dựng các trung tâm logistics chuyên dụng, phát triển mạnh các đường bay thông quan các cửa ngõ quốc tế.

Các hãng hàng không cần phải có các chính sách phát triển nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa trong ngành logistics hàng không. Tiến hành việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật thông minh và tăng cường ứng dụng nhanh chóng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cảng hàng không, các doanh nghiệp logistics hàng không giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường nâng cao hiệu quả kinh tế cho dịch vụ logistics hàng không.

Source: https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/danh-thuc-tiem-nang-thi-truong-logistics-hang-khong_136138.html

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS