Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ (Mỹ)
Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ ngày càng phổ biến nhờ sự nhanh chóng, hiệu quả, chính xác của phương thức này. Tuy nhiên, vấn đề về chi phí vận chuyển hàng không lại đang trở thành một thách thức lớn do mức giá tương đối cao so với những phương thức khác. Do đó, hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về chi phí cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ hiện nay như thế nào để có những sự lựa chọn tối ưu nhất.
1. Nhu cầu vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ hiện nay
Nhu cầu vận chuyển chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ hiện nay đang tăng cao đến từ nhiều yếu tố về kinh tế và thị trường. Cụ thể như sau:
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thương mại, xuất khẩu do Hoa Kỳ là thị trường thương mại lớn nhất của Việt Nam với nhiều mặt hàng chủ lực như: dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện tử, và nông sản, cà phê, thủy hải sản, trái cây theo mùa,… Các sản phẩm đến từ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ ngày càng được ưa chuộng nhờ chất lượng và mức giá tốt.
Thời gian vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ diễn ra nhanh chóng nên phù hợp với những lô hàng yêu cầu về thời gian giao nhận đặc biệt là hoa quả, hải sản, hàng điện tử, linh kiện,…
Tăng cường đầu tư hạ tầng và dịch vụ khi nhiều tuyến bay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được mở rộng, hệ thống các cảng hàng không cũng được nâng cấp, phát triển đồng bộ.
Hoạt động xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử trên các nền tảng như Amazon, eBay, Etsy,… cũng khiến nhu cầu vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng.
2. Những cách vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ phổ biến
Vậy có những cách vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ nào đang phổ biến và nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.
Chuyển phát nhanh bằng đường hàng không được đánh giá là nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp cho các lô hàng nhỏ, quan trọng và cần giao trong thời gian gấp. Cách thức này được phục vụ bởi các hãng chuyển phát nhanh lớn như FedEx, DHL, UPS,… và thích hợp với những lô hàng nhỏ dưới 100kg hoặc tài liệu khẩn cấp, hàng hóa có giá trị cao trong thời gian nhanh chóng từ 3-5 ngày làm việc.
Vận chuyển hàng không lại phù hợp với những lô hàng lớn hơn và không yêu cầu dịch vụ giao nhận tận nơi nên đánh giá là thích hợp với hàng hóa nặng từ 100kg trở lên thường là các loại máy móc, linh kiện lớn hoặc sản phẩm số lượng lớn.
Vận chuyển hàng không tích hợp là một cách thức kết hợp ưu điểm của vận tải hàng không và các dịch vụ logistics bổ sung được xử lý bởi các công ty giao nhận trung gian hoặc các công ty logistics 3PL giao hàng tận nơi cho người nhận với thời gian vận chuyển từ 5-7 ngày bao gồm cả thời gian xử lý nội địa và hải quan.
3. Giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ
Giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
Trọng lượng và kích thước hàng hóa: Hàng hóa càng nặng, càng cồng kềnh thì cước phí càng cao.
Tuyến bay: Các tuyến bay khác nhau sẽ có mức cước phí khác nhau.
Loại hàng hóa: Hàng hóa đặc biệt, hàng dễ vỡ hoặc hàng nguy hiểm sẽ có mức phí cao hơn.
Dịch vụ bổ sung: Các dịch vụ như bảo hiểm hàng hóa, giao hàng tận nơi, thủ tục hải quan sẽ phát sinh thêm phí.
Thời điểm vận chuyển: Các dịp lễ, tết hoặc mùa cao điểm thường có mức cước phí cao hơn.
Nhà cung cấp dịch vụ: Mỗi hãng hàng không hoặc công ty vận chuyển sẽ có bảng giá cước riêng.
Cách Tính Cước Phí Theo Kg
Thông thường, cước phí vận chuyển hàng không được tính theo trọng lượng hoặc khối lượng thể tích, tùy theo cái nào lớn hơn.
Trọng lượng thực tế: Là trọng lượng được cân trực tiếp của hàng hóa.
Khối lượng thể tích: Được tính bằng cách nhân chiều dài x chiều rộng x chiều cao (tính bằng cm) rồi chia cho một con số cố định (thường là 5000 hoặc 6000).
Cước phí = Trọng lượng tính cước x Đơn giá/kg
Trọng lượng tính cước = MAX (Trọng lượng thực tế, Khối lượng thể tích)
Ví dụ:
Bạn muốn gửi một kiện hàng có kích thước 50cm x 40cm x 30cm và nặng 10kg.
Khối lượng thể tích = (50 x 40 x 30) / 5000 = 12kg.
Trọng lượng tính cước = MAX (10kg, 12kg) = 12kg.
Nếu đơn giá/kg là 20 USD, thì cước phí = 12kg x 20 USD/kg = 240 USD.
Giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ (Tham khảo cho năm 2025)
Để có thể đưa ra giá cước chính xác khi vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ mọi người cần xác định nhiều yếu tố khác nhau như trọng lượng, thể tích, yêu cầu về thời gian giao nhận, các vấn đề phát sinh kèm theo,… Trung bình, giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ hiện nay đang dao động từ 4 USD đến 9 USD/kg đối với dịch vụ vận chuyển hàng không từ nhà máy đến sân bay.
Nấc trọng lượng
Chuyển phát thông thường
Chuyển phát tiết kiệm
Tài liệu
0.5kg
688.700đ
Đối với các hàng hóa trọng lượng nhỏ và trung bình không nên sử dụng dịch vụ chuyển phát tiết kiệm
1.0kg
805.900đ
1.5 kg
995.800đ
2.0 kg
1.257.400đ
Hàng hóa
10kg
3.601.800đ
Đối với các hàng hóa trọng lượng nhỏ và trung bình không nên sử dụng dịch vụ chuyển phát tiết kiệm
15kg
4.719.300đ
20kg
5.705.500đ
30kg
7.155.000đ
Hàng hóa từ 100kg trở lên
100 –249kg
Đối với các hàng hóa trọng lượng năng không nên sử dụng dịch vụ chuyển phát thường
138.600đ/kg
250 -499kg
133.600đ/kg
500-499kg
1000kg++
Thời gian toàn trình
3 – 5 ngày
4 – 6 ngày
Mức giá trên sẽ chỉ mang tính chất tham khảo khi khách hàng lựa chọn dịch vụ chuyển phát nhanhcủa các bên cung cấp.
Giá cước có thể thay đổi từ lúc nhận hàng nội địa, thủ tục hải quan và giao hàng đến địa chỉ cuối cùng của người nhận đảm bảo rằng hàng hóa được giao tận nơi. Do đó, mọi người cần cân nhắc để đưa ra những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng và giá tốt.
Lưu ý về giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ:
Mức giá từ 4 USD đến 9 USD/kg chỉ là một ước tính chung và có thể thay đổi tùy theo thời điểm, trọng lượng hàng hóa cụ thể, loại hàng hóa và các yêu cầu đặc biệt của khách hàng;
Để có thể nhận được báo giá khách hàng cần liên hệ trực tiếp đến các công ty Logistics để có báo giá chi tiết và chính xác nhất hoặc Hotline của ALS để được tư vấn về chi phí.
4. ALS hỗ trợ doanh nghiệp và hãng hàng không như thế nào?
Nhà ga hàng hóa hiện đại: ALS sở hữu nhà ga hàng hóa hiện đại tại sân bay Nội Bài, được trang bị đầy đủ các thiết bị và công nghệ tiên tiến để xử lý đa dạng các loại hàng hóa, từ hàng thường đến hàng đặc biệt.
Dịch vụ trọn gói: ALS cung cấp dịch vụ trọn gói, từ tiếp nhận, xử lý, thông quan đến lưu kho và phân phối hàng hóa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.
Chuyên môn cao: Đội ngũ nhân viên của ALS được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực logistics hàng không, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng tiến độ.
Mạng lưới rộng khắp: ALS có mạng lưới đối tác rộng khắp trên thế giới, giúp hàng hóa của doanh nghiệp được vận chuyển nhanh chóng và đến đúng địa điểm.
Các dịch vụ giá trị gia tăng: ALS còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ kho ngoại quan, khai báo hải quan, tư vấn logistics, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Như vậy, mức giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau đòi hỏi khách hàng cần hết sức lưu tâm. Nếu còn thắc mắc về giá cước hãy liên hệ ALS để nhận tư vấn và báo giá tham khảo chi phí vận chuyển hàng không.
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬
Chia sẻ bài viết này
Các bài viết khác
Tổng quan về khu công nghiệp Thổ Hoàng (Hưng Yên)
Khu công nghiệp Thổ Hoàng có tổng mức đầu tư 3.095 tỷ đồng, sẽ xây dựng trên diện tích 250 ha tại các xã Vân Du, xã Xuân Trúc, xã Quang Lãng và thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi,...
Khu công nghiệp Đồng Văn V (Hà Nam) sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Nam mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Nhật Bản
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của cả hai quốc gia.
Danh sách sân bay ở Ấn Độ (India) và mã IATA & ICAO
Các chuyến bay từ Việt Nam đi Ấn Độ sẽ hạ cánh tại 1 trong 5 sân bay thuộc các thành phố lớn ở Ấn Độ, bao gồm: Sân bay quốc tế Indira Gandhi (New Delhi), Chhatrapati Shivaji...
Danh sách sân bay tại Thái Lan (Thailand) và mã IATA & ICAO
Thái Lan có 30 sân bay lớn nhỏ, trong đó có 25 sân bay nội địa và 5 sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Suvarnabhumi (BKK), Sân bay quốc tế Don Mueang (DMK), Sân bay quốc tế...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Hồng Kông
Việt Nam và Hồng Kông đã thiết lập mối quan hệ thương mại sôi động, với nhiều mặt hàng được giao thương thường xuyên. Dưới đây là những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa...
ALS cam kết mang đến cho doanh nghiệp lớn những giải pháp vận chuyển hàng hóa từ Bắc Ninh đến Cửa khẩu Hữu Nghị tối ưu, đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh chóng, an toàn...
Taiwan Postal Codes - Bảng mã Zip CODE Đài Loan mới nhất
Mã bưu chính ở Đài Loan thường được phân loại theo các thành phố lớn hoặc các quận huyện. Đài Bắc (Taipei City): 100 – 116, Tân Bắc (New Taipei City): 220 – 253, Đài Trung...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại sôi động, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. Hàng hóa được vận chuyển qua lại giữa hai nước rất đa dạng, đáp...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Singapore
Cước phí vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Singapore là một con số khá linh hoạt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không có một mức giá cố định cho tất cả...