Tổng quan về Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

29.07.2024

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là một trong những cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao thương buôn bán thông qua biên giới đất liền giữa Việt NamTrung Quốc. Các hoạt động giao thương buôn bán ở đây được diễn ra vô cùng sôi nổi, thu hút một lượng lớn khách du lịch và thương nhân. Hãy cùng ALS tìm hiểu những thông tin cơ bản về cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông qua bài viết dưới đây ngay nhé.

I. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là một trong những điểm đến quan trọng của các thương nhân trong việc giao lưu kinh tế thương mại hàng hóa. Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai thuộc Khu KTCK tỉnh Lào Cai được hình thành với diện tích hơn 60 km2, bao gồm các phường, xã: Lào Cai, Cốc Lếu, Duyên Hải, Phố Mới, Kim Tân, Vạn Hòa, Đồng Tuyển thuộc thành phố Lào Cai và thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng.

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được xây dựng từ năm 2001 trên Quyết định số 100 ngày 26/5/1998. Đến nay, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đang phát triển với đa dạng các ngành, một trong những trung tâm giao thương của khu vực ASEAN, kết nối các miền của đất nước.

Hiện nay, hoạt động giao lưu kinh tế thương mại của cửa khẩu ngày càng phát triển và nhận được sự chú ý từ các thương nhân. Các mặt hàng được buôn bán thường là những sản vật của địa phương. Cùng với đó cửa khẩu quốc tế Lào Cai hiện đang là một trong những địa điểm du lịch rất “hot” được đông đảo khách du lịch ghé thăm.

II. Hoạt động của cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai sở hữu những ưu điểm vô cùng đặc biệt, cùng cặp khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hải Phòng - Hà Nội Nội- Quảng Ninh. Địa điểm này được đánh giá là một trong những cửa ngõ quan trọng trung chuyển các mặt hàng giữa các nước trong khu vực ASEAN thông qua cảng biển Việt Nam tới các tỉnh miền Tây Việt Nam. 

Các mặt hàng được lựa chọn để giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc vô cùng đa dạng, tạo nên sự phong phú trong hoạt động buôn bán và trao đổi hàng hóa.

III. Tiềm năng phát triển của cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Xác định được những lợi thế trong quá trình phát triển hoạt động giao thương buôn bán cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh đã xây dựng "Ðề án phát triển kinh tế cửa khẩu" giai đoạn 2001 - 2020 với trọng điểm chính nhấn vào việc phát triển hoàn chỉnh, áp dụng các cơ chế quản lý vận hành một cách khoa học, đồng bộ hạ tầng tiên tiến cùng với việc cung cấp các dịch vụ công hiệu quả.

Sau khi được điều chỉnh, khu KTCK quốc tế Lào Cai đã sở hữu tổng diện tích tối đa gần 15.930 ha với những phân khu chức năng chính có thể kể đến như sau:

  • Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 1 Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) được nối liền bởi cầu Hồ Kiều II qua sông Nậm Thi
  • Cửa khẩu Quốc tế đường sắt Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc)
  • ửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành - Bắc Sơn thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc) được nối liền bởi cầu Kim Thành.

Cho đến năm 2020, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã được thủ tướng chính phủ đã lựa chọn CKQT Lào Cai là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025. Cho đến nay, cửa khẩu này đã ngày càng chứng minh vị thế vô cùng quan trọng của mình trên tuyến hành lang kinh tế, phát triển theo hướng đề cao thương mại, dịch vụ với cao tốc Nội Bài trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN.

IV. Dịch vụ vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

ALS và ETruck hợp tác chiến lược và phát triển sản phẩm dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hợp tác này giúp ALS tiếp cận mạng lưới xe tải rộng khắp của ETruck tại Việt Nam, qua đó mở rộng khả năng vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới từ Việt Nam đi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tại Đông Nam Á.

Ưu điểm của dịch vụ vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay như thế nào mà nhận được sự tin tưởng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp như vậy sẽ được làm rõ sau đây.

  • Cung cấp thêm một giải pháp vận chuyển ổn định với thời gian vận chuyển nhanh (nhanh hơn nhiều so với đường biển) và chi phí hợp lý (rẻ hơn nhiều đường hàng không).
  • Có thể vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn do cơ sở hạ tầng phát triển và đội xe vận tải có số lượng lớn và đa dạng.
  • Có tính cơ động cao, do sử dụng đường bộ nên có thể giao nhận hàng ở mọi địa điểm theo yêu cầu của khách mà không cần chuyển tải như đường hàng không, đường biển hoặc đường sắt.
  • Vận tải xuyên biên giới giúp kết nối các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối trên toàn Đông Nam Á một cách hiệu quả hơn.
  • Vận tải xuyên biên giới giúp đơn giản hóa thủ tục hải quan và các thủ tục liên quan khác, do đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Lịch trình vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc được khởi hành thường xuyên, sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả, chính xác và giúp khách hàng linh hoạt hơn trong việc sắp xếp, giao nhận hàng hóa.
  • Dịch vụ vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc được áp dụng công nghệ hiện đại, thông minh trên từng hành trình giao hàng giúp khách hàng dễ dàng theo dõi, bám sát được tiến độ giao nhận hàng trong suốt quá trình vận tải.
  • Thời gian vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cam kết chính xác, nhanh chóng giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn dịch vụ.
  • Quy trình và thủ tục giao nhận hàng hóa được diễn ra đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm tối đa thời gian giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng về tài chính khi lựa chọn dịch vụ vận tải xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn dịch vụ tại ALS có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, am hiểu về dịch vụ sẵn sàng tư vấn cho khách hàng những tuyến đường vận tải xuyên biên giới phù hợp nhất.

V. Thủ tướng ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 718/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc ban hành Kế hoạch trên nhằm mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch đã đề ra.

Kế hoạch đưa ra các nội dung chủ yếu về thực hiện các dự án đầu tư công và các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công. Trong đó, dự án đầu tư công: Tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, liên thông, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế (hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh); đặc biệt là các tuyến đường kết nối các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, các tuyến đường tạo ra không gian phát triển mới, các tuyến kết nối giao thông với vùng và các địa phương có tác động tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh (đặc biệt là thành phố Hà Nội)...

Source (29/07/2024): https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-ban-hanh-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-tinh-lao-cai-den-nam-2050-post967342.vnp

VI. Lào Cai sẽ có thêm 2 cặp cửa khẩu quốc tế và 6 lối thông quan vận chuyển hàng hóa với Trung Quốc

Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương...

Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/ đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 01 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.

Trong đó, tỉnh Lào Cai sẽ có 2 cặp cửa khẩu quốc tế được mở, nâng cấp gồm: Mường Khương (Lào Cai) – Kiêu Đầu (Vân Nam); Bản Vược (Lào Cai) – Pả Sa (Vân Nam).

Trong 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương được mở thuộc 07 tỉnh, Lào Cai được mở 6 lối thông quan/ đường chuyêndụng vận chuyển hàng hóa gồm: Bản Quẩn – Sơn Yêu thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) – Hà Khẩu (Vân Nam); Na Lốc - Mã Hoàng Pao thuộc cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam); Lồ Cồ Chin – Lao Kha thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Mường Khương (Lào Cai) – Kiều Đầu (Vân Nam); Lũng Pô – Lũng Pô Chải thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) – Pả Sa (Vân Nam); Y Tý – Ma Ngán Tý thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Bản Vược (Lào Cai) – Pả Sa (Vân Nam).

Với việc mở, nâng cấp 8 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu song phương, 17 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương và 1 lối mở/cửa khẩu đặc biệt, định hướng đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động cửa khẩu được đề ra trong Quy hoạch đó là: Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu với nội địa, kết nối với cửa khẩu bên kia biên giới và giao thông trong khu vực cửa khẩu và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Source: https://vneconomy.vn/lao-cai-se-co-them-2-cap-cua-khau-quoc-te-va-6-loi-thong-quan-van-chuyen-hang-hoa-voi-trung-quoc.htm

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các thông tin cơ bản về khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Mong rằng đây cũng chính là những kiến thức quan trọng về Cửa khẩu quốc tế Lào Cai quý bạn đọc đang tìm kiếm.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS