Hiện nay, hình thức vận chuyển Container khô ngày càng được sử dụng phổ biến để vận tải hàng hóa qua đường biển, đường bộ với nhiều ưu điểm. Container chứa hàng hóa khô, hay còn gọi là container khô, là loại container được thiết kế để vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt như nhiệt độ hay độ ẩm. Tuy nhiên, không phải là điều ai cũng có thể biết đúng và đủ về container do đó nên tham khảo bài viết sau để có những thông tin chính xác nhất.
1. Khái niệm container khô
Container khô có tên tiếng Anh là Dry Container được hiểu là một dòng container chuyên dụng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa khô, hàng bách hóa không có yêu cầu về nhiệt độ. Giống như những loại container khác, container khô được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật với vật liệu thép và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế ISO 668:1995(E) đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn.
2. Đặc điểm và phân loại của Container chứa hàng khô
Tùy vào từng loại container khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt và container khô cũng như vậy, cụ thể với những đặc điểm nổi bật như sau:
Chất liệu vỏ container khô được làm từ chất liệu thép chống han gỉ, chịu được lực tốt, nhiệt độ cao cũng như ngoại lực từ bên ngoài ảnh hưởng đến hàng hóa.
Sàn của container khô được làm từ chất liệu gỗ có khả năng chống nước bền, chắc chắn, chịu lực, chịu nhiệt tốt để sửa chữa và thay thế.
Thùng container khô được thiết kế đảm bảo kín tránh nước, ánh sáng có thể lọt vào bên trọng giúp quá trình vận chuyển được diễn ra thuận lợi.
Container khô được thiết kế với nhiều kích thước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa số lượng từ ít đến nhiều.
Phân loại container khô theo kích thước sẽ có những loại cơ bản sau đây:
Container khô 10 feet: Được sử dụng khá phổ biến hiện nay do ưu điểm lớn là kích thước nhỏ, vô cùng tiện dụng và phù hợp với nhiều khối lượng hàng hóa khác nhau.
Container khô 20 feet: Được sử dụng rộng rãi do kích thước container vừa phải đem lại sự tiện lợi vô cùng.
Container khô 40’DC có kích thước: D 12,192m x R 2,438m x C 2,591m cùng với thể tích: 67,34m3.
Container 40’HC lại sở hữu kích thước D 12,192m x R 2,438m x C 2,896m kết hợp cùng thể tích: 75,95 m3.
Container 45 feet với kích thước: D 13,556m x R 2,438m x C 2,896m và thể tích: 86 m3.
3. Ưu điểm của container khô như thế nào?
Điểm qua những ưu điểm nổi bật của container khô hiện nay như thế nào ngay sau đây để giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có những sự lựa chọn tối ưu nhất.
Thiết kế với kích thước và thể tích lớn nên dễ dàng hơn khi vận chuyển hàng hóa.
Sử dụng chất liệu thép không gỉ cùng khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao càng khiến container lạnh được được đánh giá là lựa chọn tối ưu nhất.
Chất liệu làm container đó là thép nguyên chất - điều này chính là sự đảm bảo về chất lượng cao nhất cùng thời gian sử dụng lâu dài và khả năng chống chịu với điều kiện môi trường, thời tiết khác nhau.
4. Container khô chở những loại mặt hàng nào chủ yếu?
Container khô đang chuyên chở những mặt hàng nào là chủ yếu sẽ được làm rõ sau đây giúp mọi người dễ dàng lựa chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu:
Hàng hóa khô như gạo, ngũ cốc, thức ăn cho gia súc, gia cầm,…
Hàng hóa may mặc như quần áo, giày dép, bao bì sản phẩm, giày dép, chăn ga gối,…
Hàng hóa là mặt hàng tiêu dùng, đồ dùng trong gia đình như bột giặt, nước rửa chén, thau chậu, găng tay,…
Hàng hóa là đồ nội thất như bàn ghế, võng xếp, bể cá cảnh, bình hoa sứ, đồ chơi của trẻ em,…
Bên cạnh đó container khô còn được sử dụng với mục đích như trạm làm việc, phòng khám di động, các cửa hàng bán lẻ, xe tải thực phẩm, giải pháp lưu trữ thiết bị, nhà kho,…
Như vậy, với những chia sẻ đã được cung cấp đầy đủ ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu chính xác hơn về Container khô là gì và chở những loại mặt hàng nào chủ yếu. Thông qua đó giúp mọi người dễ dàng đưa ra những sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện tài chính.
Khu công nghiệp Thổ Hoàng có tổng mức đầu tư 3.095 tỷ đồng, sẽ xây dựng trên diện tích 250 ha tại các xã Vân Du, xã Xuân Trúc, xã Quang Lãng và thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi,...
Khu công nghiệp Đồng Văn V (Hà Nam) sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Nam mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Nhật Bản
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của cả hai quốc gia.
Danh sách sân bay ở Ấn Độ (India) và mã IATA & ICAO
Các chuyến bay từ Việt Nam đi Ấn Độ sẽ hạ cánh tại 1 trong 5 sân bay thuộc các thành phố lớn ở Ấn Độ, bao gồm: Sân bay quốc tế Indira Gandhi (New Delhi), Chhatrapati Shivaji...
Danh sách sân bay tại Thái Lan (Thailand) và mã IATA & ICAO
Thái Lan có 30 sân bay lớn nhỏ, trong đó có 25 sân bay nội địa và 5 sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Suvarnabhumi (BKK), Sân bay quốc tế Don Mueang (DMK), Sân bay quốc tế...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Hồng Kông
Việt Nam và Hồng Kông đã thiết lập mối quan hệ thương mại sôi động, với nhiều mặt hàng được giao thương thường xuyên. Dưới đây là những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa...
ALS cam kết mang đến cho doanh nghiệp lớn những giải pháp vận chuyển hàng hóa từ Bắc Ninh đến Cửa khẩu Hữu Nghị tối ưu, đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh chóng, an toàn...
Taiwan Postal Codes - Bảng mã Zip CODE Đài Loan mới nhất
Mã bưu chính ở Đài Loan thường được phân loại theo các thành phố lớn hoặc các quận huyện. Đài Bắc (Taipei City): 100 – 116, Tân Bắc (New Taipei City): 220 – 253, Đài Trung...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại sôi động, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. Hàng hóa được vận chuyển qua lại giữa hai nước rất đa dạng, đáp...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Singapore
Cước phí vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Singapore là một con số khá linh hoạt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Không có một mức giá cố định cho tất cả...