Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, Consignment hay ký gửi hàng hóa là cụm từ vô cùng phổ biến. Vậy bản chất Consignment là gì? Nó có những ưu điểm gì nổi bật?
Hãy cùng ALS tìm hiểu Consignment là gì và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ này để đảm bảo quyền lợi của mình tốt nhất.
1. Consignment là gì?
Ký gửi hàng hóa là một hình thức thỏa thuận giữa hai bên trong đó bên gửi (người gửi hàng) trao quyền quản lý và bán hàng hóa cho bên nhận ký gửi (người nhận ký gửi) theo hình thức tạm thời. Bên nhận ký gửi sẽ thực hiện việc bán hàng hóa cho bên thứ ba hoặc xử lý hàng hóa theo yêu cầu của bên gửi. Bên gửi vẫn giữ quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi hàng hóa được bán hoặc trả lại.
Consignment (Ký gửi) là một thỏa thuận trong đó hàng hóa được để lại cho bên thứ ba được ủy quyền sở hữu để bán. Hàng hóa được bán theo cách này được cho là "ủy thác" cho bên thứ ba để bán. Các mặt hàng được bán ký gửi thường được bán bởi các cửa hàng ký gửi, những cửa hàng này nhận được một tỷ lệ phần trăm doanh thu từ việc bán hàng (đôi khi là một tỷ lệ rất lớn) dưới hình thức hoa hồng.
2. Hình thức ký gửi có ưu điểm gì?
Hiện nay, hình thức consignment hay ký gửi được sử dụng rất phổ biến. Hình thức này có nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:
Giảm thiểu rủi ro tài chính: Khi sử dụng hình thức này, bên gửi không phải trả tiền trước cho bên nhận ký gửi cho đến khi hàng hóa được giao thành công hoặc trả lại.
Tiết kiệm không gian và thời gian: Bên gửi không cần phải lưu trữ và quản lý hàng hóa trong kho của mình. Thay vào đó, hàng hóa được chuyển giao cho bên nhận ký gửi.
Mở rộng thị trường tiêu thụ: Bên gửi cũng có thể tận dụng mạng lưới và kinh nghiệm bán hàng của bên nhận ký gửi để tiếp cận khách hàng mới hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của mình.
Trách nhiệm của bên nhận ký gửi: Bên nhận ký gửi chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ hàng hóa trong quá trình ký gửi. Nếu có mất mát hoặc hư hỏng, bên nhận sẽ chịu trách nhiệm đền bù theo đúng thỏa thuận đã được đặt ra trong hợp đồng.
Hình thức ký gửi có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên không phải là sẽ không có rủi ro. Một số vấn đề có thể xảy ra dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn như: khách hàng nhận hàng và kiểm tra, phát hiện hàng hóa hư hỏng, không xác định được nguyên nhân do đâu. Để giảm thiểu vấn đề này, khi ký gửi hàng hoá cần phải hết sức cẩn trọng theo từng quy trình.
3. Một số vấn đề cần lưu ý khi ký gửi hàng hoá
Như vừa chia sẻ ở trên, ký gửi hàng hoá có thể xảy ra một số rủi ro dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn. Để hạn chế vấn đề này, khi ký gửi hàng hoá, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Kiểm tra thật kỹ hàng hóa: Trước khi gửi và sau khi nhận hàng, hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng để đảm bảo tính trọn vẹn và không bị hư hỏng.
Đóng gói cẩn thận: Bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa cẩn thận, phù hợp với tính chất hàng hoá. Để đảm bảo hư hỏng, vỡ nát trong quá trình vận chuyển.
Ghi lại hình ảnh hoặc video: Nên chụp ảnh hoặc quay video trước khi gửi hàng để có bằng chứng về trạng thái ban đầu của hàng hóa.
Giữ biên lai giao hàng: Xác nhận và giữ cẩn thận biên lai giao hàng. Biên lai sẽ được xác nhận khi người nhận thanh toán phí giao hàng cho bên vận chuyển.
Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín: Tìm hiểu kỹ về các đơn vị vận chuyển trước khi lựa chọn sử dụng dịch vụ. Nên chọn những đơn vị uy tín và đáng tin cậy để tránh mất mát, đánh tráo hàng hóa hay thiếu trách nhiệm khi xảy ra các rủi ro.
Xác định trọng lượng hàng hóa: Mỗi sản phẩm khi được gửi ký gửi sẽ được cân để xác định trọng lượng rõ ràng. Điều này giúp xác định phí vận chuyển và giải quyết tranh chấp liên quan đến trọng lượng hàng hóa.
Tóm lại, mọi vấn đề liên quan đến ký gửi cần được làm rõ trước khi ký kết hợp đồng. Bất kỳ vấn đề nào cần băn khoăn, đừng ngần ngại mà hãy trao đổi thẳng thắn với bên cung cấp dịch vụ.
4. Bảo hiểm ký gửi (Consignment Insurance) là gì?
Bảo hiểm ký gửi là một loại bảo hiểm bồi thường cho những mất mát hoặc hư hỏng đối với các mặt hàng được ký gửi, cho mượn, bán đấu giá hoặc đang trong quá trình chuyển giao.
Các hợp đồng chênh lệch này sẽ chỉ thanh toán nếu thiệt hại hoặc mất mát xảy ra trong khi tài sản hiện không được chủ sở hữu nắm giữ, bảo trì hoặc chăm sóc.
Đôi khi chi phí bảo hiểm này sẽ do đại lý ký gửi chi trả.
Dù bằng cách nào, bạn nên kiểm tra các điều kiện kèm theo chính sách để đảm bảo rằng nó phù hợp với yêu cầu của người gửi hàng và cung cấp đủ sự bảo vệ.
Như vậy, hình thức ký gửi hàng hóa - Consignment có nhiều ưu điểm vượt trội. Để phát huy hết được những ưu điểm đó, hãy thật sự cẩn trọng trong quá trình thực hiện. Mong rằng những chia sẻ của ALS đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm và các vấn đề cần lưu ý khi ký gửi hàng hoá.
Chia sẻ bài viết này
Các bài viết khác
Thailand Postal Codes - Bảng mã Zip CODE Thái Lan Mới nhất
Mã Zip Code Thái Lan là hệ thống mã bưu chính gồm 5 chữ số, được thiết kế để xác định vị trí địa lý cụ thể trên toàn quốc, giúp việc vận chuyển hàng hóa và thư từ diễn ra...
Germany Postal Codes - Bảng mã Zip CODE Đức Mới nhất
Diện tích trung bình của mã bưu chính tại Đức là 43,2 km² với mã bưu chính lớn nhất là 17268 tại Boitzenburg, Brandenburg với 848,7 km² và mã bưu chính nhỏ nhất là 60308 tại...
China Postal Codes - Bảng mã Zip CODE Trung Quốc mới nhất
Mã ZIP code Trung Quốc là một chuỗi gồm 6 chữ số. Ba chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khu tự trị. Ba chữ số tiếp theo là mã quận, huyện hoặc...
Lưu kho hàng hóa là quá trình lưu trữ và quản lý hàng hóa tại kho bãi chuyên dụng trong một khoảng thời gian nhất định trước khi vận chuyển đến khách hàng. Quy trình này bao...
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng cao. Điều này kéo theo nhu cầu về kho bãi để lưu trữ và xử...
Khu công nghiệp Thổ Hoàng có tổng mức đầu tư 3.095 tỷ đồng, sẽ xây dựng trên diện tích 250 ha tại các xã Vân Du, xã Xuân Trúc, xã Quang Lãng và thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi,...
Khu công nghiệp Đồng Văn V (Hà Nam) sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Nam mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp...
Cước vận chuyển hàng hóa hàng không từ Việt Nam đến Nhật Bản
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của cả hai quốc gia.
Danh sách sân bay ở Ấn Độ (India) và mã IATA & ICAO
Các chuyến bay từ Việt Nam đi Ấn Độ sẽ hạ cánh tại 1 trong 5 sân bay thuộc các thành phố lớn ở Ấn Độ, bao gồm: Sân bay quốc tế Indira Gandhi (New Delhi), Chhatrapati Shivaji...