Cổ phiếu logistics đồng loạt nổi sóng, nhóm doanh nghiệp có gì để kỳ vọng?

07.10.2022

Thị trường cổ phiếu giảm điểm, trong khi hầu hết các ngành đều chìm trong sắc đỏ, ngành logistics hiện nay đang có nhiều diễn biến tương đối tích cực khi xuất hiện khá nhiều mã tăng điểm có khởi sắc, thậm chí có cổ phiếu tăng trần.

Trong phiên giao dịch ngày 4/10, thị trường chứng khoán tiếp tục xuất hiện những diễn biến tiêu cực khi chỉ số VnIndex đóng cửa tại mức 1.078 điểm, giảm 8,3 điểm so với phiên ngày 03/10 (tương ứng giảm 0,76%). Các mã đỏ chiếm số lượng áp đảo khi toàn sàn có 609 mã đỏ, 170 mã tham chiếu và 349 mã xanh.

Cụ thể, cổ phiếu STG (CTCP Kho vận miền Nam – Sotrans) tăng trần (+6.89%) lên 30.250 đồng/cp, trong đó STG vẫn tăng 5,2% trong phiên giảm 46 điểm ngày 03/10 đang là những con số vô cùng ấn tượng.

Ngoài ra ngày 04/10, thị trường chứng kiến cú “lội ngược dòng” ngoạn mục của HAH (Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An), sau khi giảm hơn 50% từ đỉnh chỉ trong vòng 4 tháng về mức 39.000 đồng/cp, trong phiên hôm nay cổ phiếu HAH đã tăng 6,41% lên 41.500 đồng/cp.

Ngoài ra, còn khá nhiều những cổ phiếu khác đến từ những công ty lớn như TMS (CTCP Transimex), VSC (CTCP Container Việt Nam), GMD (CTCP Gemadept) cũng đều có những mức tăng tương đối tích cực. Giá cổ phiếu VOS (CTCP Vận tải Biển Việt Nam) dù biên độ tăng không đáng kể nhưng góp phần “tô điểm” thêm sắc xanh của thị trường cổ phiếu ngành Logistics hiện nay.

Theo báo cáo mới đây của SSI Research cho hay, trong 6 tháng cuối năm, các công ty logistics vẫn sẽ giữ được nhịp độ tích cực. SSI cũng đã ước tính mức tăng trưởng LNST của cổ đông công ty mẹ của HAH và GMD sẽ có thể đạt đến 96% và 49% trong năm 2022.

Tuy nhiên, trong dài hạn SSI lại có nhiều đánh giá sản lượng vận tải biển đã và đang trong đà giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực tương đối lớn cho đến năm 2023.

Cùng thời điểm này, trên thị trường quốc tế, giá cước vận tải giao ngay tiếp tục có những động thái giảm khi Chỉ số giá cước vận tải container (World Container Index) đã giảm 28% trong tháng qua, mức giảm này tương đương mức giảm 54% kể từ tháng 2 năm 2022. Nhiều chuyên gia trong ngành Logistics đã đồng ý rằng khi vào mùa cao điểm vận tải biển thường diễn ra hàng năm rất có thể sẽ không xảy ra vào năm nay. Lý do được giải thích chính là do số lượng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ hiện vẫn đang ở mức cao và nhu cầu tiêu dùng hiện nay đang có dấu hiệu suy yếu dần do nhiều yếu tố trong đó có vấn đề lạm phát kinh tế.

Tại thị trường nội địa, sản lượng hàng hóa thông qua cảng cũng đã có dấu hiệu giảm dần trong những tháng gần đây. Khi tổng sản lượng container thông qua cảng tăng 17,5% so với cùng kỳ trong tháng 8 và chỉ tăng 2,2% trong 8 tháng đầu năm 2022. Xét về tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái đã có sự phục hồi tuy nhiên sản lượng vận tải hàng tháng đang giảm dần.

Giá cước vận tải nội địa đã có mức giảm từ 5~10% trong quý 3/2022. Tuy nhiên, SSI lại cho rằng mức giá cước vận tải nội địa tiếp tục giảm là do hỗ trợ bởi những nguồn cung thấp khi số lượng lớn tàu hiện đang được giữ tại thị trường quốc tế theo những hợp đồng thuê tàu. Giá cước được dự báo có thể sẽ duy trì trong quý 4/2022 do sản lượng vận tải sẽ có nhiều sự cải thiện vào thời điểm cuối năm nay.

Source: https://cafef.vn/co-phieu-logistics-dong-loat-noi-song-nhom-doanh-nghiep-co-gi-de-ky-vong-2022100416270271.chn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS