Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần chuyển thành mạng cung ứng

01.04.2022

Các công ty đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao đang đặt dấu hỏi về toàn cầu hoá trong 50 năm trở lại đây, trong đó bao gồm những câu hỏi về tìm đơn vị sản xuất chi phí thấp kể cả xa xôi và không mang hàng tồn. Quá trình thay đổi này đem lại sự dịch chuyển về việc làm và sản xuất có giá trị đến hàng trăm tỷ đô la trong nhiều năm tới.

Các công ty xây dựng nhà máy ở nhiều địa điểm và mua nguyên liệu sản xuất từ nguồn cung đa dạng hơn, điều này đã biến chuỗi cung ứng thành mạng cung ứng.

Kể từ khi công-ten-nơ ra đời, chuỗi cung ứng đã vươn ra xa hơn nhờ vào vận chuyển xuyên đại dương và lục địa với giá thành rẻ và đáng tín cậy, vì thế các nhà máy được đặt tại ở khu vực xa hơn, đặc biệt là Trung Quốc. 

Các loại thiết bị có thành phần xuất xứ từ nhiều nơi dựa trên 3 đặc điểm chính mà trước đây hay bị ngó lơ, bao gồm:

  • Nguyên liệu luôn rẻ và dồi dào
  • Chi phí vận chuyển chiếm một phần nhỏ trong thành phần hàng hoá
  • Đơn vị vận chuyển luôn đáng tin cậy

Nhưng sau cuộc thương chiến Mỹ - Trung năm 2018 đã khiến những đặc điểm này có nhiều nghi vấn, sau đó Covid-19 là giọt nước tràn ly. Tiếp đến các lệnh trừng phạt hướng đến Nga, thiên tai đã khiến chuỗi cung ứng gặp những vấn đề kinh niên.

Điều tất yếu là các công ty tìm cách đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng bằng cách bổ sung thêm nhà máy, nhà cung cấp hay theo khía cạnh logistics hay gọi là “đa dạng nguồn cung” theo ông Nathan Resnick  - Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của Sourcify.

Theo ông Willy Shih – Giáo sư tại Đại học Harvard và thành viên ban cố vấn của Bộ Thương Mại Mỹ đã miêu tả đại dịch là cú cảnh tỉnh cho các nhà quản lý và tìm cách bố trị lại chuỗi cung ứng trong khối giao thương khu vực đồng minh về chính trị.

Cùng với đó chính phủ các nước đang tập trung các cách thức bảo vệ tiếp cận hàng hoá quan trọng vì an ninh quốc gia. Những chính sách này có nhiều tên khác nhau, tại Trung Quốc được gọi là “lưu thông kép”, ở EU có tên gọi là “Chủ quyền công nghệ”.

Ở Mỹ ghi nhận những nỗ lực rút ngắn chuỗi cung ứng, bao gồm “Chips for America” trị giá 52 tỷ đô để đưa các đơn vị sản xuất chip về quê hương, mục tiêu là để đảo nguọc xu hướng làm giảm thị phần sản xuất chip toàn cầu của Mỹ xuống 12% so với mức 40% năm 1990.

Hiện tại, phần lớn sản lượng sản xuất chip công nghệ cao đều tập trung tại Đài loan, TSMC hiện chiếm tới 92% sản lượng chip công nghệ cao toàn cầu, Samsung Electronic đóng góp phần còn lại, theo báo cáo từ Capital Economics.

Xu hướng sản xuất theo vùng

Lĩnh vực sản xuất pin đặc biệt là cho xe cộ đang được thực hiện phần lớn tại Trung Quốc nhưng hiện nay cũng xuất hiện nhiều ở mọi nơi khắp thế giới có cơ sở hạ tầng sản xuất ô tô mạnh.

Apple biểu tượng với chuỗi cung ứng dài và phức tạp nhất vẫn được bổ sung đúng thời điểm từ sự phối hợp với Foxconn. Nguyên do bởi Foxconn tận dụng cơ sở các công ty con để chia nhỏ sản xuất ở Thẩm Quyến và phía Đông Trung Quốc, mở rộng sản xuất Iphone tại Chennai, Ấn Độ, Airpods tại Việt Nam, theo giáo sư Shih cho biết.

Khu vực Đông Nam á đã trở thành điểm nóng cho “cung ứng gần” từ việc hệ thống nhà máy Trung Quốc được sao chép và triển khai tại Việt Nam và Thái Lan, những nơi gần nguồn nguyên liệu vẫn được sản xuất tại Trung Quốc nhưng với chi phí nhân công rẻ hơn cũng như thiết bị thông minh.

Các chính sách bảo hộ của các nước

Phần lớn các nước Đông Nam Á giữ vị trí trung lập nên có tiềm năng trở thành khu vực cung cấp cho rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng điều này cũng không thể cản các công ty sao chép một vài yếu tố như đóng gói chip sau khi sản xuất tại Mỹ và EU. Kết quả là sản xuất theo vùng khi các nước cố gắng đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định từ đồng mình của họ.

Việc tái tạo toàn bộ chuỗi cung ứng điện tử tại Mỹ từ đầu đến cuối rất khó để xảy ra nếu không muốn nói là không thể, theo ông Lauren Dudley – nhà nghiên cứu của Tập đoàn Rhodium.

Mặc dù Mỹ có một hoặc vài thành phần ở những thiết bị điện tử hiện nay nhưng phần lớn đã bị mất do các nhà máy dịch chuyển ra ngoài, các kỹ sư và kỹ thuật viên đã nghỉ hưu, không có nhân sự được đào tạo để thay thế, theo ông Shih.

Việc Mỹ thực hiện các bước như chính sách “Chủ quyền công nghệ” của EU. Việc sản xuất chip và thiết bị điện tử cho quốc phòng nên được làm tại Mỹ nhưng nó chỉ chiếm phần nhỏ bài học chuỗi cung ứng toàn cầu hoá có thể dẫn đến những tiến bộ mới, theo bà Emily Kilcrease – Giám đốc chương trình năng lượng, kinh tế và bảo mật tại CNA S (Tạm dịch: Trung tâm bảo mật mới Mỹ).

Tham khảo tại: https://www.wsj.com/articles/how-sanctions-on-russia-war-in-ukraine-and-covid-in-china-are-transforming-global-supply-chains-11648267248

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS