Phân tích chuỗi cung ứng của Zara – Ông vua “thời trang nhanh”

01.11.2021

Cách thức vận hành chuỗi cung ứng của Zara đang tạo nên thành công đáng kinh ngạc cho “ông vua thời trang nhanh” đến từ Tây Ban Nha này.

Cùng ALS phân tích sâu hơn về chuỗi cung ứng này thông qua bài viết dưới đây.

Triết lý “thời trang nhanh” làm kim chỉ nam cho cách vận hành chuỗi cung ứng?

Khác biết của Zara so với những mô hình chuỗi cung ứng bán lẻ truyền thống khác nằm ở chỗ, hãng tập trung vào việc đi theo mô hình “thời trang nhanh” đặc trưng của mình với:

- Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng: Zara không sợ sai lầm, hãng luôn khuyến khích sự sáng tạo và cập nhật thường xuyên các bộ sưu tập, dòng sản phẩm mới. Do vậy, Zara có thể chiều lòng nhu cầu của đại đa số khách hàng từ bình dân cho tới cao cấp, các hàng hóa được phân phối đồng đều theo các mùa.

- Thời gian đưa ra sản phẩm mới ngắn: nếu xét thời gian trung bình của các hãng thời trang tung ra một sản phẩm mới là 6 tháng thì Zara chỉ cần 1/3 số thời gian đó để đưa thiết kế mới lên kệ. Họ bắt kịp nhanh nhất với các xu hướng thời trang mới và thình hàng nhất của đối tượng khách hàng.

- Số lượng sản phẩm cho các mẫu không nhiều: dù sở hữu nhiều mẫu mã, tuy nhiên, mỗi mẫu mà hãng thời trang này sản xuất luôn được giới hạn ở mức tối thiểu. Với chiến lược này, Zara giảm thiểu được rủi ro hàng tồn kho cũng như xây dựng được tính “hiếm” kích thích các tín đồ thời trang mua sẵm.

Sản phẩm đa dạng, luôn ra nhiều mẫu mới, số lượng không nhiều, những yếu tố này là điểm nhấn giúp hãng luôn được nhận phản hồi nhanh và sớm của thị trường, quay vòng sản xuất nhanh, gia tăng khách hàng mới, giảm lượng tồn kho và phát triển doanh thu nhanh chóng.

Cách thức vận hành các hoạt động trong chuỗi cung ứng của Zara?

Như đã nói ở phần trên, triết lý “thời trang nhanh” mà hãng xây dựng “thấm nhuần” vào từng hoạt động của trong chuỗi cung ứng của Zara.

1. Hoạt động nhập nguyên liệu đầu vào của chuỗi cung ứng Zara

Zara đặt trụ sở thiết kế chính tại Tây Ban Nha và liên kết chặt chẽ với các văn phòng/hệ thống thu mua của công ty này ở nhiều nơi như: Hồng Kông, Bắc Kinh, Bacelona, …

Hãng tiến hành thu mua nguyên vật liệu giá rẻ từ nhiều quốc gia ở Tây Ban Nha, Ấn Độ, khu vực Trung Đông, … với số lượng được tính toán với tỷ lệ đã nhuộm/chưa nhuộm phù hợp.

Những nguyên liệu chưa nhuộm giúp hãng đảm bảo cho sự thay đổi linh hoạt, nhanh chóng theo từng chiến dịch cụ thể của Zara.

2. Quá trình sản xuất thành phẩm

Trụ sở thiết kế của Zara tung đến gần 15.000 mẫu thiết kế mới mỗi năm, họ tập trung vào việc đi theo xu hướng thời trang hiện tại chứ không cố gắng tạo ra những điểm khác biệt, xu thế mới. Việc này giúp Zara luôn sẵn nguồn hàng, sản xuất theo trend một cách dễ dàng hơn vào từng thời điểm (không bị áp lực đột phá mới, tạo nên xu hướng thời trang mới).

Quy trình sản xuất của Zara tuân thủ nguyên tắc Just In Time chặt chẽ, các sản phẩm được sản xuất đúng tiêu chuẩn, đúng mẫu mã, đúng nơi và vào đúng thời điểm thích hợp. Trong nguyên tắc vận hành này, những quy trình không đúng sẽ được loại bỏ để đảm bảo bộ máy hoạt động đồng nhất.

Khả năng sản xuất của các nhà máy của Zara luôn đạt từ 85 – 100%, và có thể nâng lên nếu cần thiết giúp hãng luôn kiểm soát được số lượng, tốc độ và các sản phẩm mới được tung ra thị trường.

3. Hoạt động lưu trữ và phân phối

Zara có lượng hàng tồn kho chưa bằng một nữa so với tỷ lệ tồn kho trung bình của các hãng bán lẻ khác.

Cụ thể hãng duy trì mức tồn kho dưới 10% so với mức trung bình 17 – 20% của nhiều công ty trên thị trường.

Chuỗi cung ứng của Zara có khả năng đáp ứng hơn 450 triệu sản phẩm mỗi năm, số lượng các mẫu sản phẩm mới được tung ra là 2 lần/1 tuần.

Theo thống kê, hãng có khả năng cung cấp số lượng hàng lớn cho các của hàng trong chuỗi bán lẻ của mình chỉ trong vòng 24h đối với tại Châu Âu và trong vòng 40 giờ với các quốc gia tại Châu Mỹ và Châu Á. Hàng hóa sau khi được phân phối tới có thể bán ngay tới tay khách hàng.

Lịch trình sản xuất cao, ổn định, thời gian phân phối nhanh chóng của chuỗi cung ứng Zara giúp hãng này luôn gần với nhu cầu của khách hàng nhất.

4. Đưa hàng hóa tới tay người dùng (thông qua chuỗi của hàng bán lẻ)

Chiến lược của Zara không tập trung nhiều vào các hoạt động PR, quảng cáo, hãng tập trung vào việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng, các địa điểm trưng bày mang tính biểu tượng, khác biệt.

Khách hàng chính là “đầu mối” truyền thông Viral cho hãng này.

So với các hãng khác, Zara thường chi cho chiết khẩu giảm giá khoảng 15%, so với mức trung bình chung của thị trường là 30 – 40%.

Giải pháp Logistics Hàng không của ALS đảm bảo vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp?

ALS tự hào là một trong những đối tác cung cấp các dịch vụ Logistics Hàng không đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa cho Zara tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi có khả năng xử lý:

- Hàng hóa xuất nhập nhanh chóng thông qua các điểm nút: Nhà ga hàng hóa, Ga hàng hóa kéo dài, …

- Cung cấp dịch vụ kho vận và quản lý

- Đảm bảo việc phân phối hàng hóa đên các điểm trưng bày của Zara trên toàn bộ của Việt Nam.

Để nhận tư vấn trực tiếp về việc sử dụng các dịch vụ Logisitcs Hàng không, quý khách có thể liên hệ qua tổng đài 1900 3133. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn ngay sau khi tiếp nhận.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng của Zara. Chúng tôi sẽ phân tích thêm các case về cách quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nổi tiếng khác trên thế giới trong các bài viết kế tiếp.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS