Nếu như vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đường thủy hay đường sắt có các vận đơn riêng để xác nhận việc vận chuyển thì vận tải đường bộ sẽ không có các vận đơn tương tự như vậy.
Để xác nhận việc vận chuyển hàng hóa, chúng ta cần các chứng từ vận tải riêng.
Cùng ALS tìm hiểu xem các chứng từ vận tải đó là gì thông qua bài viết chi tiết dưới đây.
Trước hết, chúng ta cần biết rằng, những chứng từ vận tải được nêu dưới đây sẽ không có giá trị để sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa vận chuyển.
Tất cả các chứng từ vận tải đều chỉ là giấy tờ để xác nhận quá trình vận chuyển, bàn giao hay tiếp nhận hàng hóa nói chung.
Người ta thường chia làm 2 nhóm chứng từ vận tải đường bộ bao gồm:
- Chứng từ vận tải liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
- Chứng từ vận tải liên quan đến nhân sự thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là chứng từ vận tải đường bộ quan trọng không thể thiếu khi giao nhận hàng hóa. Đây là giấy tờ thể hiện rõ ràng, minh bạch về hoạt động vận chuyển (giữa bên gửi và bên thực hiện dịch vụ).
Thông tin trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa tiêu chuẩn sẽ có đầy đủ các thông tin như:
- Hàng hóa chuyên chở, quy cách đóng gói, trọng lượng, kích thước
- Địa điểm giao/nhận hàng hóa
- Chi phí, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán
- Điều khoản, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên, …
Chứng từ này là “giấy tờ thông hành” quan trọng để xuất trình cho các bên liên quan như quản lý thị trường, hải quan, kiểm dịch, … xác mình rõ nguồn gốc và tính hợp pháp của hàng hóa vận chuyển.
Giấy đi đường thường sẽ do các đơn vị vận tải cấp cho những lái xe của mình để làm chứng từ xác nhận cho mỗi chuyến đi cũng như dựa vào đó để theo dõi, hạch toán các chi phí.
Ngoài ra, giấy đi đường cũng là chứng từ vận tải xác minh danh tính cho lái xe, đảm bảo giao hành chính xác cho đơn vị nhận hàng.
Đây là chứng từ vận tải có thể thay cho các loại hóa đơn hay phiếu xuất kho trong bán lẻ. Đơn vị vận tải sẽ cung cấp giấy gửi hàng để xác nhận thanh toán dịch vụ cũng như là chứng từ chứng minh pháp lý cho hàng hóa được chuyên chở trên xe.
Phiếu thu cước là chứng từ do đơn vị vận tải lập. Đây là giấy tờ mà chủ hàng sẽ dựa vào để thanh toán chi phí cho đơn vị vận tải sau khi công tác giao nhận được hoàn thành.
Trên phiếu thu cước, thông tin về chi phí, hạng mục được trình bày rõ ràng, chính xác theo điều khoản hợp tác giữa bên gửi hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ
Bên cạnh những chứng từ liên quan đến nghiệp vụ giao nhận hàng hóa, trong quá trình vận chuyển, nhân viên lái xe cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để đảm bảo tính hợp pháp khi thực hiện dịch vụ.
Chứng từ cần thiết và bắt buộc trong mọi trường hợp.
Đây là giấy tờ xác định được việc lái xe có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ giao nhận hay không.
Các giấy tờ có liên quan đến chứng từ này xác định tính hợp pháp của phương tiện vận chuyển bao gồm: đăng ký xe, bảo hiểm, kiểm định, giấy lưu hành, số nhật trình, phù hiệu xe, …
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn chứng từ vận tải đường bộ là gì cũng như các chứng từ vận tải cần thiết cần có trong quá trình giao nhận. Để đươc tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ vận tải phù hợp cho doanh nghiệp, quý khách có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.