CE là một trong những chứng chỉ quan trọng xác nhận hàng hóa có đủ điều kiện được nhập khẩu và tiêu dùng tại thị trường EU, EFTA và các Quốc gia hay không.
Vậy cụ thể CE là gì?
Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.
CE được viết tắt từ European Conformity.
Dịch nôm na là một dạng chứng nhận, “giấy thông hành” cho các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (EU).
Những sản phẩm được chứng nhận CE, sẽ được dán nhãn trên sản phẩm để chứng tỏ đã được chứng nhận trải qua những đánh giá khắt khe của liên minh Châu Âu EU.
Một sản phẩm có CE Marking sẽ có lọi thế hơn so với các sản phẩm cùng loại khác, khẳng định thương hiệu, chất lượng của doanh nghiệp sản xuất cũng như dễ dàng thâm nhập vào thị trường hàng hóa của các Quốc Gia khác. Những hàng hóa này tuân thu theo luật pháp của EU và được tư do kinh doanh trên thị trường này.
Cần lưu ý rằng CE không phải là chứng nhận cụ thể gì cả, đây đơn thuần là xác nhận về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn của hàng hóa (theo tiêu chuẩn Châu Âu).
Trên thị trường có một số sản phẩm của Trung Quốc có dấu CE. Vậy dấu CE này với CE tiêu chuẩn EU có gì khác nhau.
Hai tiêu chuẩn này là hoàn toàn khác nhau.
CE của Trung Quốc được hiêu là China Export. Đây là dấu hiệu được hiểu là sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc và xuất khẩu đi. Một số doanh nghiệp tại Trung Quốc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng dán marking này vào để gây ra sự nhầm lẫn về chất lượng sản phẩm. Bản chất các dấu CE này thường không được đăng ký, kiểm nghiệm chính thức nào mà hoàn toàn do đơn vị dán tùy ý sử dụng.
Nếu tinh ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khác biết giưa dấu CE của EU và CE của Trung Quốc. Dấu CE của Trung Quốc mảnh hơn và các chữ cái thường xếp sít nhau hơn so với tiêu chuẩn thực tế của EU.
Để hàng hóa được cấp CE, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin đánh giá chứng nhận bao gồm các chứng từ, giấy tờ có liên quan như:
- Mẫu giấy chứng nhận CE
- Các thông tin về doanh nghiệp (sơ đồ tổ chức)
- Công bố về đặc tính kỹ thuật của hàng hóa
- Kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm
- Kế hoạch kiểm soát trang bị, phương tiện thử nghiệm
- Phiếu thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/chỉ định (nếu có). Các thông tin được tổ chức đánh giá độc lập, bảo mật, không được tiết lộ ra ngoài.
- Cùng một số các giấy tờ phụ có liên quan khác theo hướng dẫn.
Để được cấp chứng nhận CE, thông thường doanh nghiệp sẽ trải qua 5 bước + 3:
- Bước 1: Xác định rõ tiêu chuẩn áp dụng
- Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết
- Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá sản phẩm hợp chuẩn
- Bước 4: Cung cấp các tài liệu kỹ thuật
- Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE
Sau bước 5, với một số mặt hàng đặc biệt, chúng ta có thể phải thực hiện thêm 3 bước tiếp theo gồm
- Bước 6: Chứng nhận lại
- Bước 7: Đánh giá mở rộng
- Bước 8: Đánh giá đột xuất
Không phải hàng hóa nào cũng cần có CE để có thể lưu hành tại thị trường EU (không giống như tiêu chuẩn FDA của Hoa Kỳ). Tuy nhiên, theo quy định, có một số sản phẩm bắt buộc khi nhập khẩu cần có CE. Bạn đọc có thể tham khảo danh sách các sản phẩm được nêu dưới đây.
STT | Tên sản phẩm | Mã số CE cấp |
1 | Thiết bị y tế cấy dưới da | 90/385/EEC |
2 | Thiết bị năng lượng khí đốt | 2009/142/EC |
3 | Cáp chuyên chở con người | 2000/9/EC |
4 | Thiết bị điện và điện tử | 2014/30/EU |
5 | Chất nổ dân dụng | 93/15/EEC |
6 | Nồi hơi nước nóng | 92/42/EEC |
7 | Thùng để đóng gói | 94/62/EC |
8 | Thiết bị y tế để chẩn đoán trong ống nghiệm | 98/79/EC |
9 | Thang máy | 2014/33/EU |
10 | Điện áp thấp | 2014/35/EU |
11 | Máy móc công nghiệp | 2006/42/EC |
12 | Dụng cụ đo | 2004/22/EC |
13 | Thiết bị y tế | 93/42/EEC |
14 | Thiêt bị áp lực đơn | 2014/29/EU |
15 | Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ | 94/9/EC |
16 | Dụng cụ cân không tự động | 2009/23/EC |
17 | Thiết bị bảo vệ cá nhân | 89/686/EEC |
18 | Thiết bị áp lực | 2014/68/EU |
19 | Pháo hoa | 2007/23/EC |
20 | Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây | 2014/53/EU |
21 | Du thuyền | 94/25/EC |
22 | Đồ chơi an toàn | 2009/48/EC |
23 | Vật liệu xây dựng | EU No 305/2011 |
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về CE là gì cũng như công dụng của chứng chỉ này trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu cần thêm thông tin hay cần tư vấn thêm về các dịch vụ Logistics hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.