Chi phí logistics đã 'hạ nhiệt', xuống mức nào?

18.08.2022

Chi phí logistics tại các chặng nội địa và quốc tế đã có mức giảm trung bình khoảng 5-7% so với thời điểm đầu năm và mức giảm này khoảng 30-40% so với mức giá đỉnh vào năm trước.

Một container 40 feet từ Việt Nam đi Châu Âu, mức giá giảm xuống chỉ còn 5.000-8.000 USD, thay vì mức giá khoảng 9.000-10.000 so với thời điểm đỉnh năm ngoái.

Còn với chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến Mỹ cũng theo đà giảm xuống ngưỡng 8.000 - 11.000 USD.

Theo các doanh nghiệp tại Việt Nam, chi phí logistics đã giảm trung bình 5-7% so với đầu năm và giảm khoảng 30-40% so với mức đỉnh năm ngoái.

Giảm khoảng 5-7% so với thời điểm đầu năm

Hiện sau 5 lần giảm liên tiếp với tổng mức giảm gần 10.000 đồng, giá xăng hiện tại từ mức cao kỷ lục 32.870 đồng/lít đã về ngưỡng trên 23.000 đồng/lít và tương tự với giá dầu trong 2 tháng qua. Các doanh nghiệp cho biết, điều này cũng giúp cho chi phí logistics giảm đáng kể. 

Đơn cử như chặng vận tải nội địa theo đường bộ từ Hà Nội vận chuyển vào TP.HCM, mức giá thuê nguyên container 40 feet đã giảm từ mức 50 triệu đồng/chuyến xuống còn khoảng 35-45 triệu đồng/chuyến đối với vận tải đường bộ. Còn đối với  dịch vụ vận tải đường sắt thì mức cước phí này sẽ thấp hơn khoảng 2-3 triệu đồng/container. 

Đối với một container 40 feet từ Việt Nam đi Châu Âu, mức giá giảm từ 9.000 - 10.000 năm ngoái xuống chỉ còn 5.000-8.000 USD/container

Tương tự, chi phí logistics từ Việt Nam đi Mỹ cũng đã giảm xuống mức 8.000-11.000 USD/container 40 feet thay vì từ mức 18.000-21.000 USD vào năm 2021.

Theo thông tin từ các doanh nghiệp cho biết, chi phí logistics đã giảm tối đa đến ngưỡng 10% sau khi động thái giá xăng giảm liên tiếp thời gian qua. Tuy nhiên trên thực tế cũng có những chặng vận tải sẽ không giảm do phần lớn là hợp đồng lẻ, chặng ngắn,...

Liệu còn giảm xuống mức nào?

Dù vậy, ông Nguyễn Tương, cố vấn cấp cao Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA) đã có những đánh giá khách quan về: chi phí logistics vẫn còn ở mức khá cao so với thời điểm trước dịch bệnh.

Theo ông Tương, phần lớn những mặt hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường vận tải bằng đường biển nên khi mức giá cước neo cao sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp, khoảng thời gian cao điểm thường rơi vào khoảng tháng 9.

Hơn nữa, diễn biến giá cước còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thế giới hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cũng như cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có hồi kết, thì lẽ tất yếu là đà giảm khó quay về mốc cũ, hoặc cũng có thể bật tăng trở lại với con số khó lường trước.

Theo kỳ vọng từ một số đơn vị, trước những lo ngại suy thoái nền kinh tế toàn cầu, thời điểm cuối năm 2022 và những năm kế tiếp sẽ là cơ hội cho Việt Nam có thể tham gia vào đội tàu chuyển hàng tuyến quốc tế, điều này sẽ thúc đẩy sự ổn định của chi phí logistics.

Đại diện Tổng công ty CP Vận tải dầu khí (PVTrans) nhận định, giữa những diễn biến về phong toả tại Trung Quốc và xung đột Nga - Ukraine làm ảnh hưởng đến chuỗi cung hơn, dẫn đến việc vận tải các tuyến tàu trở nên dài hơn.

Trong khi đó, mức giá thép  có xu hướng tăng cao ở nhiều quốc gia khiến các doanh nghiệp hạn chế đóng tàu mà tập trung làm container.

"Lượng cung tàu thế giới giảm, đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt xây dựng đội tàu quốc tế", vị đại diện cũng nhấn mạnh về vấn đề này.

Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) cũng đang đề xuất phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế Việt Nam theo 2 giai đoạn cụ thể.

Hiện trạng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu quốc tế, Cục hàng hải cho biết mục tiêu trọng tâm hiện nay là phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế.

Trong đề án phát triển đội tàu biển quốc tế của Việt Nam của Cục Hàng hải nhận định: Trong thời gian gần, Việt Nam khó có thể phát triển được đội tàu container khai thác tuyến đường dài, thay vào đó nên tập trung thiết khai thác các tuyến nội Á, tạo sức hút hàng hoá về các cảng lớn tại Việt Nam và sẽ xuất đi Mỹ và Châu Âu.

Cơ quan này cũng cho rằng, về việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế cần chia làm 2 giai đoạn rõ ràng và hiệu quả. Trong đó, giai đoạn gần (thời điểm 2022-2026), cần có những sự đổi mới về cơ chế và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, ngành logistics và khả năng ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào giải quyết thủ tục hành chính.

Source: https://ndh.vn/nguyen-lieu/chi-phi-logistics-da-ha-nhiet-xuong-muc-nao-1322112.html

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS