Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quan trọng của Việt Nam. Với vị trí đắc địa và cơ sở hạ tầng hiện đại, sân bay Tân Sơn Nhất đã cho thấy vai trò trong việc kết nối các khu vực trong Việt Nam với thế giới. Để hiểu rõ hơn về thông tin tổng quan và cơ sở hạ tầng, cùng ALS tìm hiểu ngay sau đây.
Sân bay Tân Sơn Nhất có tên chính thức là Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất và tiếng Anh là Tan Son Nhat International Airport. Đây là một trong những cảng hàng không lớn nhất và quan trọng nhất tại Việt Nam. Nằm tại đường Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, sân bay này có vị trí vô cùng đắc địa, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 8km về phía Bắc.
Tên đầy đủ: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Địa chỉ: Đường Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Mã sân bay (ký hiệu): SGN.
Mã quốc gia: +84.
Điện thoại: 028 3848 5383.
Số nhà ga: 2.
Giờ GMT: +7.
Với công suất phục vụ hành khách lớn nhất cả nước, sân bay Tân Sơn Nhất có khả năng đón tiếp hơn 30 triệu lượt hành khách mỗi năm. Đây không chỉ là điểm đầu mối quan trọng kết nối hành khách đến các tỉnh thành phía Nam mà còn là trục giao thông, giao thương quan trọng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với vị trí địa lý đắc địa, sân bay đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế, chính trị và du lịch trong vùng cũng như cả nước.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có lịch sử xây dựng và phát triển đặc sắc.
Ban đầu, cảng hàng không được xây dựng vào năm 1930 dưới sự quản lý của thực dân Pháp và được thiết kế để phục vụ mục đích quân sự. Đến năm 1956, Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ mở rộng sân bay, tạo ra một đường băng dài hơn 3000m và được làm bằng bê tông thay thế cho đường băng đất đỏ ban đầu.
Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất trở thành căn cứ quân sự quan trọng của Không lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ. Sau khi đất nước thống nhất, chính phủ Việt Nam đã tiếp quản và quản lý trực tiếp sân bay này. Từ đó, sân bay đã trải qua quá trình phát triển để phục vụ đường bay dân dụng trong nước và quốc tế. Ngày nay, Tân Sơn Nhất đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hành khách đến các tỉnh thành phía Nam và là điểm nối quan trọng trong giao thương quốc tế của Việt Nam.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có 2 đường băng cất - hạ cánh với kích thước khác nhau là 3.048m45m và 3.800m45m.
Tuy nhiên, do cả hai đường băng này được xây dựng sát nhau, điều này đặt ra hạn chế về việc các máy bay có thể cất - hạ cánh đồng thời. Để tránh va chạm và đảm bảo an toàn, máy bay phải tuân theo quy trình cất - hạ cánh tuần tự và lần lượt.
Sân đỗ tàu bay tại sân bay Tân Sơn Nhất được thiết kế để phục vụ cả ban ngày và ban đêm, với tổng cộng 80 vị trí đỗ thương mại.
Sân đỗ này có khả năng tiếp nhận nhiều loại máy bay, từ cỡ nhỏ và tầm trung đến các máy bay thân rộng cỡ lớn. Các loại máy bay này bao gồm Airbus A350, A330, A380, Boeing 747-400, 787, 767, ATR-72,và các máy bay tương đương khác. Đảm bảo sân bay có khả năng phục vụ đa dạng các loại máy bay và đáp ứng nhu cầu của hàng không dân dụng và thương mại.
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất được trang bị hai nhà ga hành khách chính là Nhà ga Quốc nội T1 và Nhà ga Quốc tế T2. Diện tích lần lượt của 2 nhà ga là 40.948m2 và 115.834m2.
Nhà ga Quốc nội T1:
Nhà ga Quốc tế T2:
Cải tiến và phân chia tầng ở 2 nhà ga giúp tối ưu hóa quy trình đi lại và cung cấp trải nghiệm thuận lợi cho hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Đây là thông tin được Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết vào sáng 31-8.
Theo đó, sự kiện khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được tổ chức đồng thời với lễ khởi công một số gói thầu của Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo Quyết định 657 của Thủ tướng, dự án nhà ga T3 gồm 3 hạng mục chính: nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga.
Tổng mức đầu tư của dự án là 10.990 tỉ đồng. Nguồn vốn để thực hiện dự án được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (30%).
Hạng mục nhà ga hành khách có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2.
Nhà ga có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt. Nhà ga có 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check in, 27 cửa ra tàu bay, 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách.
Source: https://nld.com.vn/kinh-te/khoi-cong-nha-ga-t3-tan-son-nhat-quy-mo-5-tang-112500-m2-20230831102057145.htm
Như vậy, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Mong rằng những thông tin ALS vừa chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vị trí và cơ sở hạ tầng hiện đại của sân bay này.
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn