Cần cú hích cho vận chuyển hàng không

14.06.2018

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình 15,6%/năm trong giai đoạn 2011-2017. Tổng thị trường hàng hóa năm 2017 đạt xấp xỉ 1,13 triệu tấn, trong đó sản lượng tăng 25,9% so với năm 2016, trong đó sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam năm 2017 đạt 318.000 tấn hàng hóa, tăng 11,3%.

Cước cao kéo giảm cạnh tranh

Bộ GTVT thừa nhận chi phí vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không của Việt Nam hiện nay cao bởi chưa có đường bay chuyên phục vụ vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2016, vận tải hàng không chỉ chiếm 0,02% trên tổng lượng hàng hóa.

Hiện tại, cả nước có 21 cảng hàng không đang khai thác, trong đó chỉ có 4 cảng hàng không có nhà ga hàng hóa riêng biệt. Đồng thời, mới chỉ có các cảng hàng không lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất có trung tâm logistics phục vụ xử lý hàng không.

Chính những bất cập trên đã khiến cước hàng không Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và thế giới. Ông Đàm Quang Thắng, Tổng Giám đốc Agricare Việt Nam, cho biết trái cây tươi từ Việt Nam đi Thượng Hải (Trung Quốc) đang chịu cước 1,8 USD/kg với lô 1.000kg, lô trên 3.000kg giảm còn 1,65 USD/kg.

Số liệu mới được Cục Hàng không cập nhật cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 4 hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VietJet Air, VASCO.

Thời gian tới, Cục Hàng không cho biết sẽ đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và hình thành mạng đường bay chở hàng riêng, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cảng hàng không trung chuyển hàng hóa của khu vực như tại Chu Lai và có cơ chế ưu đãi để thu hút các hãng hàng không mở tuyến bay chở hàng đến cảng này.

"Nghiên cứu, phát triển vận tải đa phương thức trong đó có vận tải hàng không, tăng cường vai trò của vận tải hàng không trong dây chuyền logistics Việt Nam, ưu tiên kết nối vận tải đa phương thức đối với vận chuyển hàng hóa; Tăng cường phát triển các kho hàng hóa, các bãi chứa container. Đẩy mạnh khả năng kết nối vận tải hàng không với các loại hình vận tải khác", Cục Hàng không nhấn mạnh.

Ông Đỗ Xuân Quang kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế để mở ra các điểm thông quan nội địa (ICD) hàng không lâu dài. Hiện tại, các sân bay ở Việt Nam, đặc biệt là Nội Bài và Tân Sơn Nhất thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, khu vực xử lý hàng hóa rất chật hẹp và không đủ để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa. Có như vậy, mới tạo dựng cơ chế thúc đẩy quá trình phát triển hạ tầng.

Theo Thoibaokinhdoanh.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS