Cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa

20.11.2024

Trong lĩnh vực logistics hiện nay, việc tính toán chính xác bảng giá cước vận chuyển container đường biển nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chi phí. Không giống như các tuyến vận chuyển quốc tế, cước vận chuyển Container đường biển nội địa được đánh giá ổn định hơn nhưng vẫn có sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, hãy cùng tham khảo ngay cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa để tìm kiếm cách tính chuẩn xác nhất.

1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển container đường biển nội địa hiện nay?

Trước khi đưa ra cách tính bảng giá cước chính xác nhất mọi người cần nắm được những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển container đường biển nội địa hiện nay. Cụ thể:

  • Khoảng cách tuyến đường vận chuyển từ cảng lấy hàng đến cảng đích là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến giá cước. Theo đó, khoảng cách càng ngắn thì giá cước càng thấp và ngược lại.
  • Kích thước và trọng lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển. Đối với hàng hóa thông thường thì giá sẽ được tính theo cân nặng còn hàng hóa cồng kềnh, quá khổ sẽ có cách tính riêng.
  • Loại hàng hóa và loại container khác nhau sẽ có những loại container khác nhau như hàng hóa đặc biệt sẽ cần container chuyên dụng khác với những loại hàng hóa thông thường.
  • Thời gian và độ ưu tiên của tùy từng loại hàng hóa như yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh chóng sẽ có mức giá cao hơn.
  • Chi phí nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến giá cước mà mọi người đang quan tâm đến vấn đề này cũng cần lưu tâm.

2. Cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa

Hiện nay, có rất nhiều cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa tùy vào từng đặc thù riêng của từng loại hàng hóa khác nhau. Ngay dưới đây sẽ là công thức đã được nhiều đơn vị vận chuyển Container đường biển nội địa áp dụng mà mọi người có thể dễ dàng tham khảo.

Tuy nhiên, hàng hóa nguyên container (FCL) và hàng hóa lẻ container (LCL) sẽ có những các tính khác nhau sau đây.

2.1. Đối với hàng FCL (Hàng nguyên container)

Cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa hàng FCL:

Giá cước = Giá cước của 01 container x Số lượng Container (hoặc số lượng Bill/Shipment)

2.2. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Thể tích lô hàng = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng (m3). 

Sau đó, so sánh thể tích lô hàng với trọng lượng lô hàng. Nếu:

  • 1 tấn < 3 CBM thì quy thành hàng nặng, tính theo bảng giá KGS.
  • 1 tấn >= 3 CBM thì quy thành hàng nhẹ, tính theo bảng giá CBM.

Cách tính bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa hàng LCL lại được áp dụng công thức tính theo CBM hoặc KGS như sau:

  • Giá cước CBM = Thể tích lô hàng x Số tiền vận chuyển của 01 CBM.
  • Giá cước KGS = (Trọng lượng (kg) x Số tiền vận chuyển của 01 CBM) : 1000.

Quy ước: 

1 tấn = 3 CBM.

1 CBM = 1000 kg.

Trong đó: Số tiền vận chuyển 01 CBM sẽ do bên cung cấp dịch vụ quy định riêng.

3. Ưu điểm vận chuyển Container đường biển nội địa như thế nào

Vậy ưu điểm vận chuyển Container đường biển nội địa như thế nào mà khiến phương thức này nhận được sự tin tưởng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến như vậy sẽ được làm rõ sau đây.

  • Mức chi phí thấp hơn so với các phương thức vận chuyển bằng đường hàng không đặc biệt đối với những hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn;
  • Vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn nhiều lần cùng một lúc khi các container có thể chuyên chở hàng chục nghìn tấn hàng hóa phù hợp với các doanh nghiệp cần xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn;
  • Thích hợp cho hàng hóa cồng kềnh, kích thước lớn như máy móc, thiết bị, nguyên liệu,… mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất;
  • Tính ổn định và thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết hay tình hình giao thông giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch vận chuyển;
  • Dễ dàng tiếp cận nhiều thị trường khác nhau từ đó mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp hiện nay;
  • Đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa do Container được thiết kế riêng để bảo vệ hàng hóa khỏi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, bụi bẩn, va đập,… giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

4. Ví dụ tính cước vận tải biển (Tham khảo thêm năm 2024)

Ví dụ: Cho một lô hàng cần xuất khẩu có 25 container, trọng lượng cân được là 1500 Kgs, kích thước mỗi thùng lần lượt là 0,8 m – 0,6m – 0,5m, giá vận chuyển 100 USD/1000kg.  

  • Bước 1: Tính thể tích lô hàng = (0,8 x 0,6 x 0.5) x 25 = 6 CBM.
  • Bước 2: Đổi 1500 Kgs = 1,5 tấn.
  • Bước 3: 1,5 tấn ≈ 6 CBM nên 1 tấn ≈ 6 : 1,5 = 4 CBM. Sau đó, so sánh với CBM quy ước, ta được 1 tấn ≈ 4 CBM > 3 CBM nên lô hàng này là lô hàng nhẹ.
  • Bước 4: Áp dụng bảng giá tính theo CBM, ta có 1 CBM = 1000 kg nên 6 CBM = 6 x 1000 = 6000 kg và giá cước phải trả là 6 x 100 = 600 USD.

Như vậy, để tính được bảng giá cước vận chuyển Container đường biển nội địa mọi người cần tham khảo kỹ lưỡng những công thức đã được cung cấp. Đừng quên tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến giá cước và ưu điểm của phương thức vận chuyển Container đường biển nội địa để có những sự lựa chọn tối ưu.

Liên hệ chuyên gia báo giá tư vấn:

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS