Có những cách quản lý kho hàng trong Logistics nào?
Cách nào hiệu quả, nên áp dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp?
Cùng tham khảo chi tiết qua bài viết sau.
Kho hàng không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa đơn thuần, trong khái niệm Logistics hiện đại, đây có thể coi là những “điểm nút” vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý, phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh.
Quản lý kho hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp:
- Tổ chức công tác lưu trữ, bảo quản hàng hóa khoa học
- Kiểm soát luồng luân chuyển hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng
- Hỗ trợ công tác sản xuất, phân phối
- Tối ưu hoạt động kinh doanh của đơn vị
Dựa theo đặc thù hàng hóa quản lý, chúng ta phân loại việc quản lý kho hàng theo các nhóm khác nhau trong hỗ trợ các hoạt động Logistics như:
- Quản lý kho hàng nguyên vật liệu: đây là những kho hàng chứa toàn bộ nguyên liệu để sản xuất thành phẩm, chứa toàn bộ vật liệu sản xuất cho các công đoạn.
- Quản lý kho hàng thành phẩm: đây là những kho hàng quản lý toàn bộ thành phẩm của quá trình sản xuất. Các kho này cũng được sử dụng để làm các kho phân phối, lưu trữ trung gian của chuỗi cung ứng.
- Quản lý kho hàng vật tư: đây là những kho chứa các vật tư như bao bì, pallet, … Những vật tư này hỗ trợ cho quá trình sản xuất thành phẩm (không phải nguyên vật liệu chính).
Ở một số doanh nghiệp, các kho hàng có thể sáp nhập chung vào với nhau.
Ví dụ: Nhà máy có thể sáp nhập kho hàng vật tư với kho nguyên vật liệu là một, thậm chí nhiều nơi còn sáp nhập cả ba loại kho hàng nói trên làm một để quản lý (tuy nhiên cần phân chia các khu vực lưu trữ phù hợp) và có quy trình luân chuyển hàng hóa khép kín chính xác (đảm bảo không thất thoát, sai lệch)
Hoạt động quản lý kho hàng trong Logistics nên được thực hiện theo quy trình và nguyên tắc khoa học để đảm bảo khai thác tối đa công suất, nâng cao chất lượng khai thác.
- Các kho nên được xây dựng, thiết kế phù hợp, có phân chia các vị trí lưu trữ, bốc xếp, phân phối riêng
- Công tác quản lý chi tiết hàng hóa nên áp dụng: theo mức độ ưu tiên, đánh mã & dán nhãn, kiểm soát lượng hàng tồn kho thường xuyên (để bổ sung hàng hóa xuất nhập hay loại bỏ hàng hóa chất lượng kém khỏi hệ thống)
- Sử dụng thẻ kho kiểm soát hàng hóa xuất nhập
- Áp dụng CNTT trong quản lý hàng hóa
- Cần phân quyền và kiểm soát chặt chẽ những nhân sự có quyền vào kho hàng
- Trang thiết bị an ninh, phòng cháy chữa cháy, … đảm bảo an toàn cho hàng hóa
Hy vọng với những gợi ý trên, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều kiến thức về quản lý kho hàng trong Logistics. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về các khái niệm hay thêm thông tin về các dịch vụ kho lưu trữ hàng hóa, quý khách có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.