Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

14.07.2023

Sau đại dịch Covid 19, Việt Nam đã tận dụng tối đa tiềm năng của mình về mọi mặt để phát triển và lấy đà tăng trưởng trong xuất khẩu hàng hóa. Với sự đổi mới, chủ động trong thị trường quốc tế, Việt Nam đã gặp hái được nhiều thành tựu trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023. Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. 

Ảnh: VTV & Tổng cục thống kê

1. Điện thoại và linh kiện 

Điện thoại và linh kiện là mặt hàng nhiều năm liền đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng cũng rất ổn định, ngay cả có những khó khăn từ dịch Covid 19. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2022 đạt 59,29 tỷ USD (tăng 3,1% so với năm 2021). 

Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất điện thoại và linh kiện hàng đầu trên thế giới. Các công ty điện tử lớn như Samsung, Apple, LG, và Nokia đều có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. 

Việt Nam đang tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sản phẩm và gia tăng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng. Điều này giúp ngành công nghiệp điện thoại và linh kiện nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Việt Nam 2022 đạt hơn 33 tỷ USD, Samsung đóng góp bao nhiêu?

Về chủng loại, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại Samsung đạt trên 31,42 tỷ USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước.

Về linh kiện, phụ kiện điện thoại, số liệu báo cáo chỉ ra rằng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2022 đạt trên 24,67 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu các loại linh kiện khác chiếm tỷ trọng chủ yếu với kim ngạch hơn 20 tỷ USD, chiếm 98%, xuất khẩu linh kiện của các hãng Samsung, LG, Asus, Iphone chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Xét theo thị trường xuất khẩu, năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng điện thoại và linh kiện là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, khối EU, Hàn Quốc, UAE, Hồng Kông (Trung Quốc).

Source: https://cafef.vn/kim-ngach-xuat-khau-dien-thoai-cua-viet-nam-2022-dat-hon-33-ty-usd-samsung-dong-gop-bao-nhieu-18823042808372279.chn

2. Điện tử, máy tính và linh kiện 

Đứng vị trí thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là điện tử, máy tính và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu năm 202 là 55, 24 tỷ USD. Tăng trưởng 8,7 % so với năm 2021. Đây cũng là mặt hàng nhiều năm đứng đầu và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 

Các sản phẩm điện tử và máy tính phổ biến như máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng, máy ảnh kỹ thuật số, thiết bị lưu trữ… Thị trường xuất khẩu chính bao gồm  Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean… Với nhiều công tư điện tử lớn đầu tư tại Việt nam như Samsung, LG, Foxconn, LG Display Hải Phòng, Fukang Technology… Cùng với đó là lao động giá rẻ, nguồn nhân lực trình độ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi để mặt hàng này tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong thời gian sắp tới. 

Quý I/2023, có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD, chiếm 52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

3. Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 

Trong năm 2022, mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác có kim ngạch xuất khẩu đạt 45,72%, tăng 19,3% so với năm 2021. Đây là mặt hàng dự đoán sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này vượt bậc. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 38,35 tỷ USD, đã tăng 41% so với năm 2020. 

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng nhiều nhất tháng 7/2020 (Ảnh: vietnambiz.vn)

Sáu nhóm hàng hơn 1 tỷ USD sang Mỹ, máy móc phụ tùng dẫn đầu

Quý I, có có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt kim ngạch từ 1 USD trở lên. Dẫn đầu là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 3,98 tỷ USD; tiếp đến là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,55 tỷ USD; dệt may với 3,04 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 2,34 tỷ USD; giày dép 1,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,4 tỷ USD.

Chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Mỹ trong quý I đạt hơn 3 tỷ USD, giảm hơn 400 triệu USD, tương đương khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 598,7 triệu USD; tiếp theo là đậu tương với 230,4 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 186,8 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu đạt 184,8 triệu USD; hóa chất đạt 163,6 triệu USD…

Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt-Mỹ trong quý I đạt 23,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 17,7 tỷ USD.

Source (13/4/2023): https://baodautu.vn/sau-nhom-hang-hon-1--ty-usd-sang-my-may-moc-phu-tung-dan-dau-d187555.html

4. Hàng dệt, may 

Một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cần nhắc đến đó chính là nhóm hàng dệt may. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nó đạt 37,5%, tăng 14,5% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng được đánh giá ổn định so với những năm trước đó. Năm 2021 tăng 9,8% so với năm 2020 (đạt 32,74 tỷ USD). 

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may truyền thống, vải, xơ sợi, phụ kiện dệt may. Bên cạnh đó còn có những hàng may mặc thông thường khác như áo len, đồ lót, đồ bảo hộ… 

Với tốc độ tăng trưởng ổn định và tập trung phát triển các lợi thế cạnh tranh, nhóm hàng này dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tương lai. 

Xuất khẩu dệt may giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái (Ảnh: QLTT)

Về thị trường, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang là 3 thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hàng dệt may Việt Nam tính đến hết tháng 2 năm 2023, chiếm 65,89% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra các nước.

5. Giày dép

Nhóm hàng giày dép là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2022, tăng trưởng 34,8% so với năm 2021. Với tổng kim ngạch đạt 23,93 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam rộng lớn, lên đến hơn 150 quốc gia. Thị trường chiếm tỷ trọng cao bao gồm Trung Quốc, Nhật bản, Mỹ, EU và Anh. 

Đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt trên 2,76 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 2,76 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,39 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng 1/2023 và tăng 3,6% so với tháng 2/2022.

Trong số rất nhiều thị trường xuất khẩu giày dép, thì Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất 889,58 riệu USD, chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 đạt 450,59 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng 1/2023 nhưng giảm 19,8% so với tháng 2/2022.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt trên 285,73 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 13,2%; Riêng tháng 2/2023 đạt 158,83 triệu USD, tăng 25,1% so với tháng 1/2023 và tăng mạnh 38,5% so với tháng 2/2022; Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch, đạt 198,15 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Source (3/4/2023): https://doanhnghiephoinhap.vn/dau-nam-2023-kim-ngach-xuat-khau-giay-dep-dat-tren-2-76-ty-usd.html

6. Gỗ và sản phẩm gỗ

Trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là năm 2021 và 2022, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ có tỷ lệ xuất khẩu tăng trưởng ổn định, mang về doanh thu lớn cho nhiều doanh nghiệp, góp phần tích cực vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 15,86%, tăng 7,2% so với năm 2021. Trong khi đó, năm 2021 có kim ngạch đạt 14,81 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Với con số này, nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ 2 năm liên tiếp đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam. 

Theo thông cáo báo chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố cho hay, sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong 5 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022.

7. Phương tiện vận tải và phụ tùng

Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 12,06 tỷ USD vào năm 2022, tăng 13,6% so với năm 2021. 

​​Việt Nam xuất khẩu phương tiện vận tải sang nhiều thị trường trên toàn cầu. Các sản phẩm xuất khẩu bao gồm xe máy, ô tô, xe tải và các phương tiện chở hàng khác. Các thị trường chính cho xuất khẩu phương tiện vận tải của Việt Nam bao gồm các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan. 

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 6 (1-15/6/2023), xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 527 triệu USD, qua đó nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm đến 15/6 của mặt hàng này đạt 6,024 tỷ USD.

8. Thuỷ sản 

Thuỷ sản các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 10,93%, tăng 23,1% so với năm 2021. Đây được đánh giá là tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và dần ổn định trở lại sau Covid 19. 

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn… 

Về thị trường xuất khẩu, top 6 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Anh. Trong đó, Nhật Bản là thị trường thay thế Mỹ trở thành thị trường số 1 với kim ngạch xuất khẩu 444 triệu USD.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương(NOAA), tháng 5/2023, Mỹ nhập khẩu 62.401 tấn tôm, trị giá 523,6 triệu USD, giảm 17% về sản lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng thứ 11 giảm liên tiếp. Như vậy, tổng sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ 5 tháng đầu năm đạt 299.724 tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, giảm 18% về lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

9. Rau quả

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt tới 2,75 tỷ USD, bằng 81,8% của cả năm 2022.

Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tới 95% giá trị xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam. Đây là kết quả rất tích cực từ việc Việt Nam chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vào tháng 7/2022.

10. Cafe

Năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD, là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Thành công này đến từ việc đẩy mạnh xuất khẩu, khi giá cà phê trên thị trường đạt mức cao nhất kể từ năm 2011, kết hợp với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp khiến tỉ giá USD/VND tăng mạnh đột biến.

Tuy nhiên, cũng chính việc xuất khẩu ồ ạt đã khiến nguồn cung trong nước giảm xuống mức rất thấp kể từ cuối năm 2022 đến nay. Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam đánh giá: "Trong giai đoạn quý II và quý III năm ngoái, khi nhu cầu cao và tỉ giá có lợi, các doanh nghiệp đã tích cực thu gom cà phê từ nông dân và đẩy mạnh xuất khẩu. Giá nội địa và xuất khẩu đều tốt, dẫn đến việc đẩy hàng đi nhiều nhất có thể. Điều này khiến tồn kho thực tế đã giảm mạnh từ cuối năm 2022 và ảnh hưởng tới khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn đầu năm 2023".

Source (16/02/2023): https://baochinhphu.vn/xuat-khau-ca-phe-diem-sang-trong-nhieu-thach-thuc-102230216105807171.htm

Mong rằng với những chia sẻ từ ALS, các doanh nghiệp đã có cái nhìn chi tiết hơn về những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó dễ dàng nắm bắt thị trường và có phương án kinh doanh phù hợp nhất. 

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS