Việt Nam đang được xem như một trung tâm mới nổi về sản xuất sản phẩm công nghệ sau những tháng dài ngắt quãng chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.
Trong tháng này, Apple đã thống báo chuyển một số dây chuyền sản xuất Ipad sang Việt Nam sau khi đã bị ảnh hưởng bởi những đợt phong toả của Bắc Kinh nhiều hơn những đối thủ khác.
Trong số các đối thủ của Apple, Samsung và LG đã có những dây chuyền sản xuất lớn tại Việt Nam và đã tăng khoản đầu tự tại đây, trong đó, Samsung công bố đầu tư xây dựng cơ sở sản xất các thành phần điện thoại trị giá 920 triệu đô tại miền Bắc, còn LG đầu tư hơn 1 tỷ đô để tăng sản lượng sản xuất TV màn hình phẳng tại Hải Phòng.
Theo ông Cristian Predan, phụ trách vùng Đông Nam Á của Gebrüder Weiss cho biết Việt Nam đã trở thành một địa điểm quan trọng cho các nhà sản xuất trong lĩnh vực thương mại điện tử và điện tử dân dụng.
“Việt Nam liên tục thay đổi các khung chính sách để quản lý các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các ngành công nghệ cao và là địa điểm liên kết các khu vự kinh tế”cũng theo ông Cristian.
Chính những điều này đã thúc đẩy các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, cụ thể ở đây là điện thoại thông minh. Các khoản đầu tư về sản xuất đã giúp giao thương của Việt Nam tăng, theo báo cáo trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, tỷ trọng xuất khẩu tăng 16,7%, tương đương 153,3 tỷ đô, tỷ lệ nhập khẩu tăng 15,3%, tương đương 152,9 tỷ đô.
Theo báo cáo mới đây từ Cục hàng không dân dụng Việt Nam, sản lượng hàng hoá hàng không tăng 30,6% trong nửa đầu năm, tương đương 765 nghìn tấn, dự đoán sẽ lần đầu tiên đạt 1,5 triệu tỷ tấn năm nay.
Theo quan sát từ Gebrüder Weiss cho biết ghi nhận gia tăng 30% sản lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển trong năm ngoái – đây là quyết định chính xác khi khởi nghiệp tại Việt nam vào 10 năm trước. “Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng nhanh từ những ngành quan trọng như thiết bị viễn thông, dệt may, đồ điện tử và công nghệ cao, sản xuất ô tô cũng năm trong số đó, ngành mà đòi hỏi giải pháp logistics phức tạp.
“Rất nhiều công ty đang lựa chọn những địa điểm sản xuất thay thế để giảm thiểu rủi ro kinh doanh, ngoài ra còn có lý do khác đó là mức sống của người dân Trung Quốc tăng cao, điều này kéo theo giá nhân công tăng. Việt Nam với lợi thế là ngay cạnh Trung Quốc là lựa chọn ưu tiên bởi những hiệp định thương mại mà nước này tham gia”.
Tuy nhiên, ông Predan cho biết Việt Nam đang bị cản trở bởi chi phí logistics cao, giá nhiên liệu tăng, chi phí cảng biển, thiếu hụt lao động, lạm phát và tắc nghẽn giao thốc đã làm trễ những tuyến kết nối với các khu công nghiệp.
“Nhưng Việt Nam cũng đang tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics, chúng tôi dự đoán sẽ có nhiều khoản đầu tư vào ngành này trong thời gian tới” Theo nhận định của ông Predan.
Nguồn: https://theloadstar.com/hi-tech-majors-now-see-more-investment-potential-in-vietnam-than-china/