Các đơn vị logistics quốc tế nở rộ tại Việt Nam

01.04.2022

Với nhu cầu vận tải tăng cao trong nước, các đơn vị logistics nước ngoài đang mở rộng tại Việt Nam.

Điển hình như SEKO logistics từ Mỹ đã mở văn phòng Việt Nam đầu tiện vào ngày 23/03 vừa qua có hơn 300 nghìn mét vuông hệ thống kho, 350 đầu kéo container và 150 xe tải.

Hình ảnh minh họa

Công ty đánh giá cao triển vọng phát triển logistics tại Việt Nam khi nguồn cung hàng hoá dồi dào nhưng vận tải với cước phí cạnh tranh lại là thách thức lớn, theo ông Anthony Barnes – CEO của SEKO Logistics chi nhánh Châu Á – Thái Bình Dương.

Ngoài ra đầu năm cũng đã ghi nhận các đơn vị logistics khác cũng mở rộng quy mô hoặc công bố kế hoạch đầu tư.

DHL Express tuần vừa qua đã công bố đầu tư dự án cửa khẩu mới gần sân bay Nội Bài, Hà Nội. Trung tâm này sẽ được hoạt động vào đầu năm 2023 với diện tích vận hành 4500 mét vuông, gấp đôi dự án trước.

Nơi đây sẽ xây dựng nhà kho tự động hoá, toà nhà thông minh và các giải pháp tôi ưu năng lượng đúng theo cam kết của công ty giảm thiểu phát tán khí thải về 0 đến năm 2050.

Tập đoàn Imex Pan Pacific, thương hiệu đã đưa Burger King và Calvin Klein về Việt Nam đã báo cáo với chính quyền TP. HCM về kế hoạch phát triẻn trung tâm logistics tại thành phố Thủ Đức cùng thời điểm triển khai hãng hàng không vận tải IPP.

MSC Vietnam cũng dự định sây dựng cảng chuyển tải ở quận Cần Giờ của TP. HCM.

Những kế hoạch trên đều xuất phát từ lượng giao thương ngày càng tăng của Việt Nam.

Xuất, nhập khẩu Việt Nam đã tăng lên 668,5 tỷ đô la, hơn 22,6% so với năm 2021 dù chịu tác động từ đứt gãy chuối cung ứng bởi Covid 19.

Tuy nhiên, ngành logistics đang phải đối mặt với những khó khăn như thiếu container và chi phí tăng cao khi các đơn vị xuất khẩu của Việt Nam phải dựa vào đơn vị vận chuyển nước ngoài.

Theo một đơn vị nông nghiệp cho biết, chi phí vận chuyển cho container chuối từ Ecuador tới Trung Quốc tương tự như từ Việt Nam tới Trung Quốc là 7000 đô.

Hiệp hội Logistics Việt Nam nhận định rằng đất nước cần có đội tàu riêng để giảm sự phụ thuộc vào đơn vị nước ngoài.

Hoà Phát đang bắt tay xây dựng nhà máy sản xuất container tại phía Nam, còn Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã lập công ty để mua và vận hành tàu biển từ Đông Nam Á tới Trung Quốc.

Năm ngoái, Tổng công ty Hằng hải Việt Nam đã lập tuyến kết nối Việt Nam với Malaysia và Ấn Độ.

Tham khảo tại: https://e.vnexpress.net/news/industries/logistics-firms-eye-booming-underserved-market-4442872.html

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS