Hệ thống các cảng biển Việt Nam lớn nhất (chia theo vùng miền)

05.01.2022

Hệ thống cảng biển Việt Nam vô cùng đa dạng, thuận tiện cho sự giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển kinh tế với các Quốc gia trên Thế giới.

I. Phân nhóm hệ thống cảng biển Việt Nam

Với hơn 1 triệu km2 vùng biển rộng lớn, diện tích lớn gấp 3 lần đất liền, Việt Nam có lợi thế về việc phát triển kinh tế cảng biển vô cùng thuận lợi.

Hiện tại, chúng ta đang có khoảng 45 cảng biển được đưa vào khai thác, trong đó có 2 cảng biển Quốc tế, 12 cảng biển đầu mối khu vực, 18 cảng biển địa phương cùng 13 cảng biển dầu khí ngoài khơi riêng biệt.

Hệ thống cảng biển Việt Nam được phân thành 6 nhóm chính:

1. Nhóm cảng biển phía Bắc

2. Nhóm cảng biển khu vực Bắc Trung Bộ

3. Nhóm cảng biển khu vực Trung Trung Bộ

4. Nhóm cảng biển khu vực Nam Trung Bộ

5. Nhóm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ

6. Nhóm cảng biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long

II. Hệ thống các cảng biển lớn khu vực phía Bắc Việt Nam

Nhắc đến các càng biển lớn ở khu vực miền Bắc, chúng ta không thể không nhắc đến 2 cái tên;

- Cảng Hải Phòng: Đây chính là cảng Container hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam. Được xây dựng từ những năm 1874, cảng Hải Phòng cũng là một trong những cảng có tuổi thọ lâu đời nhất tại nước ta. Lưu lượng hàng hóa tiếp nhận và xử lý tại đây lên đến 10 triệu tấn/năm.

- Cảng Cái Lân (Quảng Ninh): Đây chính là hệ thống cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. Tổng diện tích khai thác của Cảng này lên đến gần 155.00 m2 với bãi chữa container đạt gần 50.000 m2.

III. Hệ thống các cảng biến lớn khu vực miền Trung Việt Nam

Khu vực miền Trung, chúng ta có những cảng biển tiêu biểu như:

- Cảng Đà nẵng: đây là cảng biễn cửa ngõ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thông thường hàng hóa với các quốc gia hướng ra biển Đông như: Myanmar, Thái Lan, …

- Cảng Chân Mây (Huế): cũng như Cảng Đà Nẵng đây là cảng có vai trò quan trọng trong việc kết nối với biển Đông, đặc biệt với các nước như Singapore, Philippines và Hong Kong.

- Cảng Cửa Lò (Nghệ An): đây là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay. Với vai trò là một cảng biển tổng hợp, Cảng Cửa Lò có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa, và những vùng lân cận như Bắc Trung Bộ.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể kể đến Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi)

IV. Hệ thống các cảng biển lớn khu vực miền Nam Việt Nam

Trong hệ thống cảng biển Việt Nam, miền Nam được đánh giá là khu vực có hệ thống cảng biển lớn và có công suất tiếp nhận và xử lý hàng hóa xuất nhập cao nhất cả nước. Khu vực này nổi tiếng với:

- Cảng Sài Gòn: Đây là cảng trọng điểm trong việc xuất nhập khẩu Toàn Quốc. Cảng này đóng vai trò kết nối thông thường với nhiều nền kinh tế lớn trên Thế giới tại Châu Âu, Châu Mỹ, …

- Cảng Vũng Tàu: Là một trong 2 cảng cửa ngõ Quốc tế của Việt Nam. Đây là một cụm cảng có 4 khu vực bao gồm 10 cảng lớn phục vụ cho nhu cầu thương mại và kinh doanh dầu khí tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về hệ thống cảng biển Việt Nam cũng như những cái tên cảng biển tiêu biểu của nước ta hiện nay. 

Nếu bạn có thêm những thắc mắc về hình thức xuất nhập khẩu hàng thông qua các cảng biển này, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS