Bill là gì và có những loại bill nào trong thanh toán xuất nhập khẩu

16.11.2021

Bill là chứng từ quan trọng trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Cùng ALS tìm hiểu Bill là gì và các loại bill phổ biến khi thanh toán các hợp đồng ngoại thương quốc tế thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

Bill là gì và ý nghĩa của việc sử dụng Bill trong giao dịch?

Bản chất Bill là một loại chứng từ ghi nợ. Nó sẽ được phát hành cho một cá nhân hoặc đơn vị đứng tên.

Bill sẽ thể hiện chính xác hoạt động mua bán hàng hóa giữa hai bên. Các thông tin trên bill bao gồm:

- Đơn vị mua, đơn vị bán (Địa chỉ, Số điện thoại, Mã số thuế)

- Thời gian

- Loại hàng, số lượng, giá trị giao dịch

- Các thông tin có liên quan khác đến điều khoản mua bán hàng hóa

- Những lưu ý đi kèm

Các loại Bill phổ biến trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế là gì?

Có rất nhiều loại Bill khác nhau được sử dụng trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, để dễ hiểu về các loại Bill, chúng ta có thể chia Bill làm ba loại chính sau.

1. Bill Original

Bill Original hay Bill gốc là bill do các hãng vận tải hoặc do các Freight Forwarder (FWD) phát hành. Trên Bill gốc luôn có chữ ký của cá nhân/đơn vị phát hành Bill. Ngoài ra, trên Bill gốc phải có dấu hoặc có chữ Original.

Phần đóng dấu hoặc chữ Original sẽ được để ở mặt trước của Bill. Phía sau của Bill sẽ ghi chi tiết các thông tin về điều kiện, điều khoản kèm theo.

Những Bill photo được ký tay cũng được coi là một dạng Bill gốc trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thông thường, Bill gốc sẽ được phát hành làm 3 bản và mỗi bản đều có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý.

Bill gốc thể hiện được tính chắc chắn và chính xác của giao dịch giữa hai bên. Tuy nhiên, việc chuẩn bị và phát hành Bill gốc thường mất khá nhiều thời gian. Loại Bill này chủ yếu được sử dụng trong lần đầu tiên mà bên bán và bên mua giao dịch với nhau.

Đối ngược với Bill gốc, chúng ta có loại Bill Copy. Trên Bill Copy sẽ dấu “Copy” hoặc “Non-negotiable”, trên Bill cũng sẽ không có chữ ký tay xác nhận.

2. Bill Surrendered

Nếu như việc chuẩn bị Bill Original sẽ khá tốn thời gian của hai bên thì Bill Surrendered sẽ giải quyết nhược điểm đó.

Với hình thức bill này, thì bên xuất khẩu chỉ cần phát điện, yêu cầu hãng vận tải trả hàng cho người nhận mà không cần tới bill gốc.

Loại Bill này khá tiện nhưng chi phí phát sinh/bill thì khá cao, trung bình rơi vào khoảng 25 – 30$/bill phát sinh. Ngoài ra, Bill Surrendered chỉ nên được sử dụng với hai bên mua bán đã giao dịch và hiểu nhau để tránh những rủi ro mua bán.

3. Bill Seaway

Bill Seaway giống như một giải pháp tổng hợp. Loại Bill này phát huy hết những ưu điểm của cả hai hình thức Bill nói trên và giảm thiểu những nhược điểm của từng loại Bill đó.

Hai bên mua và bán sẽ tiến hành làm việc trên website giao dịch nội bộ của hãng vận tải. Các bill sẽ được lấy nhanh hơn, rẻ hơn, tiết kiệm thời gian và rút ngắn những thủ tục và thời gian lấy hàng của doanh nghiệp.

Bill Seaway chủ yếu được sử dụng chủ yếu áp dụng cho những đơn vị hoạt động theo hình thức công ty mẹ - con – đơn vị thành viên giao dịch hoặc các đối tác lâu năm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn Bill là gì và các loại Bill thông dụng dùng để thanh toán trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu có thêm những thắc mắc cần tư vấn về các nghiệp vụ thanh toán Quốc tế, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS